3 vị hoàng hậu mệnh khổ này chính là hiếu khiết túc hoàng hậu trần thị, phế hoàng hậu trương thị và hiếu liệt hoàng hậu phương thị. cả 3 người đều là hoàng hậu của minh thế tông chu hậu thông, hay còn gọi là hoàng đế gia tĩnh.
Minh Thế Tông được chọn nối ngôi khi Minh Vũ Tông bất ngờ băng hà khi chưa có hậu duệ. Xét thấy Chu Hậu Thông có đủ tư cách và khả năng nhất, Trương Thái hậu đã chấp nhận cho đón ông vào cung và đăng cơ Hoàng đế.
Trong thời kỳ đầu trị vì, Minh Thế Tông thực hiện hàng loạt những cải cách, kết quả là đã chỉnh đốn tiêu cực trong triều chính, muôn dân được ấm no.
Tuy nhiên đến tuổi trung niên, Minh Thế Tông bắt đầu sa đọa, ngày đêm lao vào cuộc sống phóng túng. Điều ấy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chính sự cũng như chuyện hậu cung. Minh Thế Tông thường xuyên đối xử tàn bạo với các cung nữ khiến họ bất mãn mà hợp sức nổi loạn khiến Hoàng đế suýt mất mạng.
Hiếu Khiết Túc Hoàng hậu Trần thị là vị Hoàng hậu đầu tiên của Minh Thế Tông. Năm 1522, khi Minh Thế Tông vừa đăng cơ, Trần thị nhập cung và được sách lập làm Hoàng hậu khi vừa tròn 14 tuổi. Lúc đó Hoàng đế cũng chỉ 15 tuổi.
Dù là một trong những hậu phi đầu tiên lại có tư sắc diễm lệ nhưng Trần thị không được Hoàng đế quá sủng ái. Chính vì vậy mà mãi đến 5, 6 năm sau Trần thị mới có thể mang thai. Năm 1528, trong một lần nhìn thấy Hoàng đế vui đùa với các mỹ nữ khác, Trần thị không kiềm nổi cảm xúc mà ném vỡ chén trà.
Hành động này đã khiến Minh Thế Tông nổi giận. Vào thời điểm đó, Hoàng đế bộc phát ra một khí thế giận dữ khiến người xung quanh đều kinh sợ. Trần thị lúc đó đang mang thai cũng không tránh khỏi hoảng loạn và sảy thai sau đó.
Sau khi sảy thai, sức khỏe của Trần thị ngày càng sút kém. Tình cảnh này càng khiến Minh Thế Tông chán ghét hơn và nảy ra ý định phế truất ngôi vị Hoàng hậu nhưng các triều thần cản lại.
Cuối năm 1528, Trần thị mất ở tuổi 20, được ban thụy hiệu Điệu Linh Hoàng hậu, đến năm 1536 thì được cải thụy thành Hiếu Khiết Hoàng hậu.
Chỉ 3 tháng sau khi Hoàng hậu Trần thị qua đời, Minh Thế Tông liền lập sủng phi Trương thị làm Hoàng hậu tiếp theo. Trương thị nhập cung cùng lúc với Trần thị nhưng may mắn trở thành phi tần được Hoàng đế cực kỳ sủng ái.
Sau khi trở thành trung cung, tình cảm giữa Trương thị và Minh Thế Tông ngày càng mặn nồng hơn. Tuy nhiên đến năm 1534, sau 6 năm ở địa vị Hoàng hậu, Trương thị đã bị phế truất và giam vào biệt cung.
Nguyên nhân Trương thị bị phế đến hiện nay vẫn là một ẩn số. Theo một số tài liệu lịch sử, Trương thị mất ngôi vị Hoàng hậu là vì Thái hậu. Trương Thái hậu muốn Trương thị nói giúp một số chuyện về ngoại thích của Thái hậu và điều này đã khiến Minh Thế Tông phẫn nộ mà hạ lệnh phế hậu.
3 năm sau khi bị phế, Trương thị qua đời, hưởng dương khoảng 30 tuổi. Cũng giống như Trần thị, Trương thị cũng không có một người con nào.
Vị Hoàng hậu thứ 3 của Minh Thế Tông là Phương thị, là một nữ nhân mang vẻ đẹp mỹ miều. Năm 1531, Phương thị nhập cung với sơ phong Đức tần. Năm 1534, chỉ sau 9 ngày phế Trương thị, Hoàng đế đã lập Phương thị lên làm Hoàng hậu tiếp theo. Gia tộc của nàng cũng nhờ thế mà thăng quan tiến chức.
Năm 1542, trong lúc Hoàng đế ngủ li bì sau một đêm thác loạn, một nhóm cung nữ âm thầm lên kế hoạch mưu sát vua, bao gồm những cung nữ xinh đẹp mà Hoàng đế đang mê mẩn.
Lúc đó, một cung nữ khác đã lén đến báo tin cho Phương thị. Ngay khi vừa biết chuyện, nàng liền cho cấm quân đến cứu giá và giết ch*t những cung nữ tham gia vụ ám sát Hoàng đế. Nhưng Minh Thế Tông không vì vậy mà thật lòng cảm kích Hoàng hậu. Khi tỉnh dậy và phát hiện cung nữ mình yêu thích đã bị Hoàng hậu giết ch*t, ông đã dần xa lánh Phương thị.
Cũng chính vì sự hắt hủi của Hoàng đế mà Phương thị đau buồn ngày đêm, dẫn đến sức khỏe lẫn tinh thần ngày càng kém đi. Năm 1547, tẩm cung của Phương thị bị hỏa hoạn, dù được thái giám hỏi ý nhưng Minh Thế Tông không cho người đến cứu. Vì thế mà nàng đã ch*t trong biển lửa ở tuổi 31.
Theo Thủy Linh/ Phapluatvabandoc