Dinh dưỡng hôm nay

3 món ăn tuyệt đối không nên cho trẻ F0 ăn kẻo lâu khỏi lại thêm hại người

Nếu không may trẻ mắc Covid-19, có 3 món cha mẹ tuyệt đối không nên cho con ăn nhiều bởi chúng có thể khiến trẻ lâu khỏi bệnh hơn và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.

Hiện nay, số ca mắc mới là trẻ nhỏ đang tăng lên nhanh chóng. Mặc dù các chuyên gia cho rằng, trẻ bị Covid-19 thường ít triệu chứng, nhanh phục hồi hơn so với người lớn. Tuy nhiên, do đề kháng kém, chưa được tiêm nên vẫn không thể chủ quan.

Cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng mà trẻ gặp phải và chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho con.

Khi con trở thành F0, bên cạnh việc theo dõi các triệu chứng mà trẻ gặp phải thì cha mẹ cũng rất chú ý tới chế độ dinh dưỡng cho con. Có 3 món ăn không nên cho trẻ ăn khi là F0 cha mẹ cần nhớ.

Đồ ăn cứng, khó tiêu hóa

Mắc Covid-19 sẽ khiến trẻ sẽ mệt mỏi, chán ăn, sốt, vì vậy không nên ăn đồ cứng, đồ khó tiêu hoá vì đây đều là những món ăn khó hấp thụ.

Thay vào đó, cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

Các món ăn chiên, rán, nướng

Theo BSCKI Đào Thị Hảo, Khoa Dinh dưỡng- Bệnh viện TWQĐ 108, các loại thực phẩm chứa chất béo bão hoà như thức ăn nhanh, đồ chiên, rán, nướng… có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra những phản ứng không tốt. Chưa kể, ăn các loại thực phẩm này còn khiến trẻ đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu...

Thực phẩm chứa nhiều đường

Theo các chuyên gia, các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa như các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt,.. có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và giấc ngủ bị xáo trộn - điều này sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Vì thế cũng không nên cho trẻ ăn.

Cha mẹ nên làm gì nếu con là F0?

Khi mắc Covid, con có thể diễn biến ho, sốt, viêm phổi… dẫn đến bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali…vì thế tăng cường bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất, giúp cho cơ thể mau phục hồi là rất cần thiết. Việc lựa chọn nước uống để bổ sung thêm là các loại nước như oresol, nước dừa, sinh tố hoa quả chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước xoài, rau má… Ngoài cung cấp nước, chúng còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Khẩu phần ăn hằng ngày cần có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật.

Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng phù hợp là điều cần đặc biệt chú ý để giúp trẻ nhanh hồi phục. Trẻ cần ăn đủ nhu cầu, ăn đa dạng và phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm, thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Theo các bác sĩ, khẩu phần ăn hằng ngày cần có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản... đậu, đỗ...) cũng như chất béo động vật và thực vật. Nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, các loại đậu đỗ, dầu thực vật hạn chế các chất béo từ các thịt gia cầm (gà, vịt...), thịt động vật (lợn, bò...). Cần tăng cường ăn thực phẩm lành mạnh như cá, hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm của sữa, thịt gia cầm, các loại đậu đỗ, đậu tương và sản phẩm từ đậu tương… Bác sĩ cũng khuyến cáo, người bệnh tăng cường sử dụng rau xanh và hoa quả trong bữa ăn hàng ngày, vì rau quả cung cấp các vitamin và khoáng chất chống oxy hóa. Các vitamin A, C, D, E và chất khoáng như sắt, kẽm… có vai trò trong chống viêm, chống nhiễm trùng, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch.

Trong thời gian này, các bố mẹ cần theo dõi trạng thái của trẻ về tinh thần. Những trẻ có thể điều trị ở nhà là trẻ vẫn có những hoạt động, vui chơi tương đối như những ngày khỏe mạnh. Trẻ vẫn đảm bảo được mức độ ăn uống tương đối như ngày khỏe mạnh.

Gia đình có thể quan sát nhịp thở của trẻ. Với trẻ dưới 2 tháng nhịp thở bình thường < 60 lần/phút; Trẻ 2 tháng - 12 tháng nhịp thở bình thường < 50 lần/phút; Trẻ > 12 tháng nhịp thở bình thường < 40 lần/phút; Trẻ > 5 tuổi thở nhanh khi > 30 lần/phút; Trẻ > 12 tuổi theo các chỉ số tương tự người lớn.

Khi điều trị ở nhà, cha mẹ cần dự phòng những thuốc: Hạ sốt; bù nước điện giải; có thể bổ sung Vitamin tổng hợp; thuốc điều trị ngạt tắc mũi; thuốc ho. Tuy nhiên, cần dùng thuốc theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Gia đình không nên cho trẻ tự uống thuốc ngoài những thuốc được khuyến cáo ở trên.

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/3-mon-an-tuyet-doi-khong-nen-cho-tre-f0-an-keo-lau-khoi-lai-them-hai-nguoi-33722/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY