Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

4 cách tăng hemoglobin trong máu, nói không với tình trạng thiếu máu do thiếu sắt

Hemogolobin (hay còn gọi là huyết sắc tố) là một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu. Khi chỉ số huyết sắc tố thấp và người đó bệnh thường yếu hoặc khó thở. Vấn đề này là gì và bạn có thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong thực phẩm và lối sống để nâng cao mức huyết sắc tố không

Sự thiếu hụt huyết sắc tố biểu hiện bằng các triệu chứng thể hiện trong cơ thể chúng ta thông qua tâm trạng, mức năng lượng,.. Một người bị thiếu hụt huyết sắc tố sẽ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, mức năng lượng thấp, yếu cơ, đau đầu tái phát, da, mắt, móng tay nhợt nhạt,...

Nếu không được chẩn đoán và không được điều trị, các triệu chứng sẽ tiến triển thành bầm tím thường xuyên, không rõ nguyên nhân, tim đập nhanh hoặc loạn nhịp, ngất xỉu và không thể tập trung vào công việc, học tập hay tương tác với người khác.

Nồng độ Hemoglobin trong máu thường nằm trong khoảng:

- 13,5 đến 17,5 g/dL cho nam giới

- 12 đến 15,5 g/dL cho phụ nữ

Chỉ số huyết sắc tố thấp có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hại.

Hemoglobin là gì, vai trò và tầm quan trọng của nó?

Hemoglobin là một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Oxy này sẽ giúp giữ cho các tế bào của cơ thể sống sót và tràn đầy năng lượng. Ngoài việc vận chuyển oxy, hemoglobin mang carbon dioxide ra khỏi tế bào và vào phổi. Carbon dioxide sau đó được giải phóng khi một người thở ra. Có huyết sắc tố thấp có thể khiến cơ thể khó thực hiện các chức năng này.

Khi bác sĩ phát hiện ra rằng máu của bạn bị thiếu hemoglobin, bác sĩ sẽ quyết định phác đồ điều trị dựa trên những kết quả cụ thể.

Nếu bác sĩ cho biết bạn bị thiếu máu do thiếu Sắt, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn đang thiếu một lượng sắt thích hợp trong máu. Bác sĩ có thể quyết định phương pháp khắc phục phù hợp nhất với bạn.

4 cách để tăng lượng hemoglobin một cách tự nhiên

Dưới đây là một vài gợi ý khắc phục tình trạng thiếu máu do hemoglobin thấp gây ra:

1. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt hơn

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt có thể cải thiện mức hemoglobin trong máu.

Nếu bạn bị giảm mức độ hemoglobin, bạn có thể được hưởng lợi từ việc ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt hơn. Hàm lượng sắt trong máu giúp tăng cường sản xuất hemoglobin, đồng thời giúp hình thành nhiều tế bào hồng cầu hơn.

Các loại thực phẩm đó là:

- Rau lá xanh, chẳng hạn như cải xoăn, đậu xanh, bông cải xanh và rau bina

- Thịt, trứng và cá

- Các sản phẩm đậu nành

- Trái cây khô, chẳng hạn như quả chà là và quả sung, quả hạch và hạt, và thậm chí cả bơ đậu phộng

- Đậu phộng rang

2. Tăng lượng folate của bạn

Không nên nhầm lẫn với việc bạn thường xuyên bổ sung nhóm vitamin B-Complex, Folate là một loại vitamin B đóng một phần thiết yếu trong quá trình sản xuất hemoglobin. Cơ thể sử dụng folate để sản xuất heme, một thành phần của hemoglobin giúp vận chuyển oxy. Người mẹ thiếu folate trước khi thụ thai phải được điều trị bằng chất bổ sung trước khi thai nhi bắt đầu hình thành, nếu không, sự hình thành xương sống của phôi thai có thể bị hỏng, gây ra các bệnh nghiêm trọng và không thể hồi phục như nứt đốt sống,... Folate có trong thực phẩm như rau bina, gạo, đậu phộng, đậu đen, đậu Hà Lan, đậu tây, bơ và rau diếp.

3. Chuẩn bị cho cơ thể của bạn để tối đa hóa sự hấp thụ sắt

Tiêu thụ chất sắt trong thực phẩm hoặc chất bổ sung là quan trọng, nhưng chúng ta cũng nên giúp cơ thể hấp thụ chất sắt đó. Thực phẩm giàu vitamin C, chẳng hạn như trái cây họ cam quýt, dâu tây và rau lá xanh, có thể tăng lượng sắt hấp thụ. Uống bổ sung vitamin C cũng có thể hữu ích. Ăn thực phẩm giàu Vitamin A và beta-carotenes, những yếu tố này có thể giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng sắt. Ăn nhiều cá, gan và khoai lang. Ăn nhiều trái cây và rau quả có tông màu đỏ, cam và vàng cam.

4. Hỏi bác sĩ về các chất bổ sung sắt

Bác sĩ có thể khuyên một người có lượng hemoglobin thấp uống bổ sung sắt. Liều lượng sẽ do bác sĩ quyết định, tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt của mỗi người. Không phải tất cả các chất bổ sung đều phù hợp với tất cả mọi người. Có thể mất một thời gian trước khi bạn tìm thấy loại phù hợp với cơ thể mình. Các chất bổ sung sẽ làm cho mức độ sắt tăng dần trong một vài tuần và bác sĩ có thể tiếp tục kê đơn chúng không chỉ cho đến khi tình trạng thiếu hụt của bạn được điều trị, mà còn để đảm bảo rằng bạn được cung cấp trong mức an toàn. Nhưng đừng bao giờ tự kê đơn vì quá nhiều sắt có thể gây nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến bệnh gan, tổn thương hệ thần kinh và các tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn và nôn.

Xem thêm: Triệu chứng thiếu máu ở người già và 3 thực phẩm bổ máu người cao tuổi nên ăn

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/4-cach-tang-hemoglobin-trong-mau-noi-khong-voi-tinh-trang-thieu-mau-do-thieu-sat-34611/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY