Có hai nguồn chính của purin trong cơ thể. Đầu tiên, cơ thể sẽ tích cực sản xuất thành phần purin. Thứ hai, nếu chúng ta không chú ý đến chế độ ăn uống của mình, thường xuyên ăn những thực phẩm chứa nhiều nhân purin cũng sẽ dẫn đến tình trạng tăng purin. Lúc này, axit uric có thể tăng cao.
Nồng độ axit uric cao dễ hình thành tinh thể urat, một số tinh thể nhỏ kết tủa trong khớp xương, lâu dần sẽ gây ra bệnh gout.
Nồng độ axit uric cao dễ hình thành tinh thể urat, một số tinh thể nhỏ kết tủa trong khớp xương, lâu dần sẽ gây ra bệnh gout. |
Nếu bạn chưa biết nhiều về axit uric cao, thì nói đến bệnh gout, mọi người nên quen thuộc với nó, đặc biệt là những người đã trải qua kinh nghiệm đau đớn. Khi bệnh gout tấn công sẽ khiến người bệnh cảm thấy phiền toái.
Một số bệnh nhân có axit uric cao cũng có thể giảm axit uric bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống. Một số người nghe nói rằng ăn mướp đắng có khả năng làm giảm axit uric.
Vậy ăn mướp đắng có giảm axit uric được không? 4 loại thực phẩm hay được mệnh danh là “cao thủ giảm axit” này, bạn đã ăn đúng chưa?
Mướp đắng được cho là loại quả tương đối giàu chất dinh dưỡng. Thực tế, ăn một lượng mướp đắng vừa phải rất tốt cho việc chăm sóc sức khỏe, tuy nhiên vì vị mướp đắng rất đắng nên nhiều người không thích lắm.
Phụ nữ ăn một ít mướp đắng vừa phải giúp làm đẹp da, làm chậm quá trình lão hóa, đồng thời cũng để cơ thể thu nạp chất dinh dưỡng.
Phụ nữ ăn một ít mướp đắng vừa phải giúp làm đẹp da, làm chậm quá trình lão hóa, đồng thời cũng để cơ thể thu nạp chất dinh dưỡng. |
Mướp đắng có chứa một lượng xenluloza nhất định có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, người ta cho rằng, cơ thể chuyển hóa mạnh có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa axit uric diễn ra trơn tru và đào thải ra ngoài cơ thể.
Điều này đúng, nhưng ăn mướp đắng một cách mù quáng sẽ không đạt được hiệu quả giảm axit uric như mong đợi. Vì vậy, cách làm này không được khuyến khích, vì trong mướp đắng có chứa một số chất gây lạnh.
Ăn quá nhiều hoặc nạp vào cơ thể quá nhiều mướp đắng dễ dẫn đến tình trạng tích tụ lạnh trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến lá lách, dạ dày bị thiếu chất, mà còn làm tăng thêm gánh nặng cho cơ thể.
Đối với những bệnh nhân có axit uric cao, ăn một lượng vừa phải củ sen trong khẩu phần ăn có tác dụng giúp tăng lượng nước tiểu, đồng thời nó cũng thúc đẩy quá trình chuyển hóa axit uric dư thừa và đào thải ra ngoài cơ thể.
Xà lách cũng là loại rau thường được ăn, có tác dụng hạ axit uric khá tốt. Do đó, ngoài việc uống thuốc và điều trị đúng thời gian, bạn có thể cân nhắc ăn một số loại rau xà lách có tác dụng thúc đẩy quá trình chuyển hóa và bài tiết axit uric diễn ra suôn sẻ.
Những người có axit uric cao cũng nên cân nhắc đặt cà chua lên bàn ăn. Cà chua có tác dụng giúp cải thiện độ đàn hồi của mạch máu và thúc đẩy quá trình đào thải axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể.
Những người có axit uric cao cũng nên cân nhắc đặt cà chua lên bàn ăn. |
Hầu hết mọi người khi ăn ngô đều nhặt sạch phần râu ngô và vứt đi, nhưng họ không biết rằng râu ngô không phải là một nguyên liệu vô dụng.
Râu ngô có thể dùng ngâm nước có tác dụng giảm sưng tấy, lợi tiểu, tăng lượng nước tiểu, axit uric dư thừa trong cơ thể cũng được chuyển hóa và đào thải ra ngoài. Do vậy, nếu không muốn axit uric tiếp tục tăng cao thì bạn nên dùng râu ngô ngâm nước để uống.
Axit uric tăng cao là nguyên nhân dẫn đến bệnh gout có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Do vậy, thực hiện lối sống lành mạnh với chế độ ăn điều độ sẽ giúp ổn định lượng axit uric trong cơ thể, ngăn ngừa bệnh gout.
Xem thêm:
Trong trà có 3 báu vật, bạn có biết đó là gì không?
Phong Vũ
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: