Dinh dưỡng hôm nay

5 điều tối kỵ khi ăn GỪNG để không rước độc vào người

Tuy gừng là loại gia vị rất quen thuộc, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu sử dụng sai cách có thể biến nó từ “thần dược” thành “thuốc độc”. Dưới đây là 5 điều tối kỵ khi ăn gừng.

1. Ăn gừng vào buổi tối

Y học Trung Quốc có câu: “Sáng sớm ăn gừng tốt hơn cả nước sâm, buổi tối ăn gừng ngang với ăn thạch tín”. Câu nói này cũng đủ để bạn hình dung ra việc ăn gừng vào buổi tối sẽ có hại như thế nào đối với sức khỏe.

Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho biết vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn gừng sẽ giúp dương khí bốc lên, thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa. Ngược lại, buổi đêm là thời điểm âm khí thịnh phát, dương khí co lại. Ăn gừng vào thời điểm này sẽ vi phạm quy luật sinh lý, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự trao đổi chất trong cơ thể.

2. Ăn quá nhiều gừng

Mặc dù gừng mang lại nhiều lợi ích như giảm đau đầu, giảm lượng cholesterol trong cơ thể, chống viêm, ngăn ngừa ung thư,... nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe. Nguyên nhân là do gừng thuộc thực phẩm tính nhiệt, ăn quá nhiều có thể gây nóng trong, khô miệng, nhiệt miệng, khát nước.

3. Ăn gừng bị dập, mọc mầm

Theo một số nghiên cứu, gừng tươi bị dập có thể sản sinh một loại chất độc cực mạnh là safrol. Chất này có thể gây hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan.

Đối với gừng mọc mầm, sau khi chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, có thể khiến tế bào gan bị nhiễm độc và biến tính, gây tổn hại tới chức năng đào thải độc tố của gan.

4. Những thực phẩm kỵ gừng

- Gừng + thịt thỏ: Ăn chung sẽ phá hoại chất dinh dưỡng trong thịt thỏ.

- Gừng + rượu vang trắng: Làm tổn thương đường tiêu hóa.

- Gừng + thịt ngựa: Gây ho, bệnh tị.

5. Những người không nên ăn gừng

- Người bị say nắng, sốt cao: Gừng có tính nóng sẽ khiến thân nhiệt của người bệnh tăng cao, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí là xuất huyết.

- Người huyết áp cao: Uống nước gừng khi bị hạ huyết áp rất tốt, nhưng nếu dùng khi huyết áp tăng lại rất nguy hiểm. Bởi vì lúc này, gừng sẽ giống như chất kích thích, khiến bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây vỡ động mạch dẫn đến tai biến.

- Người đang sử dụng thuốc: Gừng có thể tương tác với một số loại thuốc, vì vậy khi uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Tốt nhất không nên kết hợp gừng với một số loại thuốc để hạ huyết áp, thuốc kích thích hoạt động của cơ tim và chống loạn nhịp tim.

- Người bị đau dạ dày: Trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên các niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc bị kích thích, bào mòn và gây ra những vết loét. Những người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng ăn gừng thường xuyên sẽ khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

- Người bị bệnh trĩ, xuất huyết: Gừng có tính nóng, có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu. Do đó, những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng.

- Phụ nữ có thai: Tuy gừng rất tốt để giảm các triệu chứng thai nghén như buồn nôn và nôn, tuy nhiên trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ nên hạn chế ăn gừng vì loại thực phẩm này có thể làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

Hà Phương

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/5-dieu-toi-ky-khi-an-gung-de-khong-ruoc-doc-vao-nguoi-28574/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY