Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

5 đối tượng tuyệt đối tránh xa mướp đắng

Mướp đắng hay có tên gọi khác là khổ qua vốn là loại thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, đồng thời cũng là bài thuốc trị được bệnh ho, tiểu đường, viêm họng... Tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp không nên dùng mướp đắng.

Mướp đắng là một loại quả rất quen thuộc đối với người Việt Nam, không chỉ bởi nó là một món ăn ngon bổ dưỡng mà theo Đông y nó có vị đắng, lạnh, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Người bị bệnh sốt, mất nước, mắc phải hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi thận, mụn nhọt và tiểu đường khi sử dụng mướp đắng có thể cải thiện được tình hình bệnh tật.

Còn theo Y học Hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt khuẩn chống lại các tế bào ung thư, nên nó là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những bệnh nhân ung thư đang phải xạ trị. Vì thành phần vitamin C có trong mướp đắng rất cao và cao hơn cả dâu tây và chanh. Nhưng không phải vì vậy mà nó trở thành “loại quả toàn năng”, cũng có một vài trường hợp tuyệt đối không nên dùng mướp đắng.

1. Phụ nữ mang thai và cho con bú

Theo một vài chuyên gia dinh dưỡng, mướp đắng chứa rất ít chất xơ và chất béo nên chúng không hề có lợi cho thực đơn dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh. Ngoài ra việc ăn nhiều mướp đắng có thể làm giảm đường huyết, đồng thời nó còn kích thích tử cung gây chảy máu và khiến mẹ có thể sinh non. Phụ nữ sau khi sinh con lại càng không nên sử dụng loại quả này vì một vài thành phần và protein có hại sẽ truyền từ sữa mẹ sang cho bé.

Phụ nữ có thai và đang cho con bú tốt nhất không nên sử dụng mướp đắng

Độc tố có trong mướp đắng tuy thấp so với người lớn nhưng lại rất có hại cho trẻ em và bà bầu, mặc dù ở nước ta chưa có ca thai sản nào bị ngộ độc vì mướp đắng nhưng các nghiên cứu đã khẳng định mướp đắng có thể gây đột biến gen và thúc đẩy tử cung co bóp đẩy bào thai ra ngoài. Vì vậy nên phải cẩn trọng hết sức kể cả là mướp đắng tươi cho đến phơi khô và nước ép.

2. Người bị huyết áp thấp

Mướp đắng có tác dụng giảm huyết áp, chính vì thế nếu ăn quá nhiều thì người có huyết áp bình thường cũng sẽ bị kéo xuống huống chi là vốn mang trong người bệnh huyết áp thấp. Tác động của mướp đắng lên người bệnh gây ra các tình trạng chóng mặt và đau đầu, vì vậy nếu đang bị huyết áp thấp bạn nên hạn chế sử dụng loại quả này. Thay vào đó hãy sử dụng nho khô, hạnh nhân, tỏi, nước chanh, các thực phẩm chứa caffein và nội tạng thực vật.

Người bệnh huyết áp thấp cần tránh xa mướp đắng nếu không muốn bệnh nặng thêm

3. Người bị bệnh tiểu đường

Một vài thông tin cho rằng mướp đắng có thể giúp giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường, đây là điều chính xác tuy nhiên nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc để giảm lượng đường mà vẫn tiếp tục sử dụng mướp đắng có thể hạ mức đường trong máu xuống mức không cho phép. Vì vậy muốn sử dụng mướp đắng bạn cần theo dõi hàm lượng đường trong cơ thể thường xuyên.

4. Người bị bệnh thiếu men (enzym) G6PD

Đây là một loại bệnh di truyền xảy ra phổ biến do cơ thể không đủ men glucozo 6 photphat để giúp các tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Người bệnh có thể bị thiếu máu, đau đầu, sốt, đau dạ dày và thậm chí bị hôn mê nếu ăn quá nhiều mướp đắng. Ngoài ra độc tố vi sinh trong mướp đắng có khả năng gây ngộ độc, gây đau thắt bụng và hôn mê.

Ăn nhiều hạt mướp đắng có thể gây chóng mặt và đạu thắt bụng

5. Người vừa mới trải qua phẫu thuật

Như đã nói trên mướp đắng có thể giảm lượng đường huyết trong máu nên không hề tốt cho những bệnh nhân vừa mới phẫu thuật. Vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên ngưng dùng mướp đắng ít nhất trước và sau khi phẫu thuật hai tuần.

Ngoài ra bạn cũng cần tránh ăn quá nhiều hạt mướp đắng, vì nó chứa một hoạt chất mang tên là vicine, có khả năng tạo ra nhiều men ôxy hóa khử trên màng tế bào. Vì vậy khi chất này được tạo ra quá nhiều trên hồng cầu sẽ gây hư hại , thậm chí là thủng màng tế bào, gây đau nhức đầu, buồn nôn, đa thắt bụng và gây loãng máu.

Vì vậy dù bạn muốn dùng bất kỳ loại rau quả nào cũng nên hết sức cẩn thận, cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên và lưu ý thật kỹ trước khi thử một loại thực phẩm nào mới.

Simon

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/5-doi-tuong-tuyet-doi-tranh-xa-muop-dang-25542/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY