Dinh dưỡng hôm nay

5 hiểu lầm về trái cây

(SKGĐ) Ai cũng biết trái cây tốt cho sức khỏe nhưng chắc chắn không phải ai cũng biết ăn trái cây như thế nào là đúng nhất.

1. Trái cây có thể thay thế rau

Mỗi ngày chúng ta đều nghe nhắc đến lợi ích của trái cây, trái cây có chứa rất nhiều chất xơ và dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin. Và bạn cho rằng ăn càng nhiều càng tốt, thậm chí còn ăn trái cây thay rau xanh.

Thực tế rau xanh và trái cây có đặc điểm dinh dưỡng khác nhau, không thể thay thế cho nhau. Hàm lượng vitamin và muối vô cơ trong hoa quả không thể cao bằng rau xanh. Bạn có thể ăn trái cây 4 lần/tuần nhưng rau xanh thì mỗi ngày ít nhất phải cung cấp cho cơ thể 500g rau xanh các loại. Bạn cũng nên điều tiết lượng trái cây mỗi ngày, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 3 quả quýt loại vừa, ăn không quá 250g vải hay nhãn...

2. Tráng miệng bằng hoa quả

Người Việt có thói quen dùng trái cây sau bữa ăn nhưng thực chất đó không phải là giờ vàng cho trái cây. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên ăn hoa quả khi đói, vì khi đó hoa quả sẽ giúp cơ thể giải độc và phát huy hết khả năng cung cấp dưỡng chất của nó.

Tuy nhiên không phải bất cứ loại trái cây nào cũng nên ăn khi đói, vì các thành phần có trong chúng có thể gây phản ứng với acid trong dạ dày. Vì thế, bạn không nên ăn chuối tiêu, cà chua, vải thiều, quất khi đói.

Thời điểm ăn trái cây thích hợp nhất trước bữa ăn khoảng 30-60 phút.

3. Ăn nhiều chuối sẽ thừa kali

Theo FDA (Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ), một người không nên uống quá 99mg kali hoặc tiêm 200mg kali nhân tạo mỗi ngày vì sẽ gây hại cho sức khỏe và có thể khiến bạn phải nhập viện. Tuy nhiên, bạn phải phân giữa kali nhân tạo và kali tự nhiên trong trái cây.

Ăn 3 quả chuối (chứa khoảng 1.200mg kali tự nhiên) mỗi ngày sẽ không gây bất cứ triệu chứng không tốt nào cho sức khỏe của bạn. FDA cũng khuyến khích nên ăn những thực phẩm có nhiều kali (bột đậu nành, trái cây khô, hạt có dầu, rau tươi, cá hồi, gan, chuối, gạo toàn phần…) và giảm tối thiểu những thực phẩm giàu natri (sò, thực phẩm tươi sống, trứng, cá, thịt, sữa..).

4. Bệnh nhân tiểu đường nên “kiêng” trái cây

Nhiều người cho rằng lượng đường trong hoa quả sẽ không tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nên tránh càng xa càng tốt. Thực tế, trái cây cũng rất cần thiết cho người bị tiểu đường để bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng. Vì vậy, bạn không nên kiêng hoa quả một cách cực đoan mà cần có sự chọn lọc.

Bạn không nên ăn các loại trái cây có nhiều vị ngọt (chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza có thể khiến đường máu tăng nhanh) như xoài, mít, na... Đề phòng lượng đường giảm thấp trong khoảng thời gian giữa hai bữa ăn hoặc sau khi vận động, người bệnh có thể ăn một lượng vừa phải các loại trái cây ít ngọt như cam, lê, đào, mận, ổi, táo, dưa hấu...

5. Trái cây không kỵ các thực phẩm khác

Đa phần các loại trái cây rất “lành tính” nhưng không có nghĩa là bạn muốn kết hợp kiểu gì cũng được. Bạn cần lưu ý: Trước và sau khi ăn quýt 1 giờ, không được uống sữa bò vì protein trong sữa bò gặp nước quýt sẽ đông lại, gây khó khăn cho việc tiêu hóa và hấp thụ... Bạn cũng không nên ăn hồng chung với khoai lang, khoai tây… dễ gây ngộ độc.

Bình Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/5-hieu-lam-ve-trai-cay-15180/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY