Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

5 lời đồn về bệnh tiểu đường bạn nhất định phải hiểu rõ để phát hiện và ngăn chặn kịp thời

Bệnh tiểu đường là căn bệnh mãn tính nguy hiểm không thể chữa khỏi và ngày càng gia tăng nhanh chóng. Tại Việt Nam, thống kê cho thấy hiện có khoảng 3,5 triệu người sống chung với căn bệnh tiểu đường và con số này được dự báo lên đến 6,1 triệu vào năm 2045.

Ngay cả khi tình trạng bệnh tiểu đường trầm trọng như vậy thì vẫn còn rất nhiều người có cách hiểu và nhận thức sai lầm về bệnh tiểu đường. Có rất nhiều lời đồn đại về bệnh tiểu đường trong cuộc sống, đặc biệt là 5 điều sau đây được lưu truyền rộng rãi.

1. Bệnh tiểu đường chắc chắn có các triệu chứng

Bệnh tiểu đường có các triệu chứng, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường type 1, họ thường có triệu chứng “ba thêm một bớt” điển hình, đó là ăn nhiều, uống nhiều, đi tiểu nhiều và sụt cân.

Không phải tất cả những người mắc bệnh tiểu đường đều sẽ có các triệu chứng.

Nhưng không phải tất cả những người mắc bệnh tiểu đường đều sẽ có các triệu chứng, đặc biệt là bệnh tiểu đường type 2 và ở giai đoạn tiền tiểu đường. Khi bệnh đã bùng phát, người bệnh cũng có thể không có triệu chứng.

Do đó, tỷ lệ nhận biết của bệnh nhân tiểu đường rất thấp với gần một nửa trong số đó chưa được chẩn đoán.

2. Bệnh tiểu đường là kết quả của việc ăn đường

Vì bệnh tiểu đường có chữ “đường” nên nhiều người tùy tiện cho rằng ăn đồ ngọt sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Nhưng trên thực tế, cái gọi là bệnh tiểu đường dùng để chỉ tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose trong máu và rối loạn sử dụng glucose do tổn thương chức năng đảo tụy cùng sự vô cảm của tế bào với insulin.

Không thể phủ nhận rằng các yếu tố chế độ ăn uống thực sự là các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường, nhưng nó không đặc biệt đề cập đến đồ ngọt, mà là các loại thực phẩm giàu calo, đường cao và chất béo khác nhau. Duy trì lượng calo cao trong thời gian dài là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường.

3. Bệnh tiểu đường chỉ tìm đến những người béo

Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thừa cân do ăn quá nhiều trong thời gian dài và giảm hoạt động thể chất là yếu tố môi trường quan trọng nhất gây ra bệnh tiểu đường type 2.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh tiểu đường chỉ tìm đến những người béo. Cần phải biết rằng có nhiều loại bệnh tiểu đường khác nhau và nguyên nhân gây bệnh cũng phức tạp hơn.

Ngoài các yếu tố môi trường mắc phải, bệnh tiểu đường còn có xu hướng phát triển trong gia đình, dù là tiểu đường type 1 hay type 2, với sự không đồng nhất về gen đáng kể. Vì vậy, ngay cả những người gầy vẫn có khả năng bị tiểu đường do di truyền hoặc các yếu tố khác.

4. Bệnh tiểu đường phải ăn chay tuyệt đối

Đây là một hiểu lầm mà nhiều bệnh nhân tiểu đường dễ mắc phải. Để ổn định đường huyết, ngoài việc dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ, người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường vận động.

Một số bệnh nhân thậm chí có những hành vi cực đoan, chẳng hạn như cắt bỏ một số thực phẩm chủ yếu, ăn kiêng quá mức, ăn chay,…

Chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tổng lượng calo đưa vào cơ thể trên cơ sở cân bằng dinh dưỡng.

Như mọi người đã biết, những biện pháp này không chỉ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, đường huyết dao động lặp đi lặp lại mà không có lợi cho sự ổn định của đường huyết, và còn có thể gây suy dinh dưỡng.

Vì vậy, chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường cần kiểm soát tổng lượng calo đưa vào cơ thể trên cơ sở cân bằng dinh dưỡng.

5. Có thể ngừng thuốc khi đường huyết ổn định

Đây cũng là một trong những hiểu lầm nguy hiểm thường gặp của bệnh nhân tiểu đường. Sau khi nhiều bệnh nhân tiểu đường type 2 bắt đầu dùng thuốc hạ đường huyết, đường huyết dần trở lại mức bình thường. Họ bắt đầu giảm liều lượng thuốc một cách mù quáng, hoặc thậm chí ngừng dùng thuốc.

Tuy nhiên, sự ổn định của đường huyết là kết quả của quá trình tác động của các loại thuốc vào cơ thể. Dù là thuốc hạ đường huyết hay insulin thì thực chất nó cũng chỉ có tác dụng kiểm soát đường huyết chứ không có tác dụng chữa bệnh tiểu đường.

Ngừng thuốc một cách mù quáng, đường huyết sẽ tăng trở lại, chỉ số đường huyết dao động lặp đi lặp lại càng làm tăng khả năng xảy ra tai biến.

Cuối cùng, mọi người cần biết rằng nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường và thừa cân thì bạn thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, cần thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu.

Một khi người ta thấy rằng đường huyết vượt quá chỉ số bình thường và đạt tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường, bạn nên đi khám kịp thời. Đồng thời lựa chọn thuốc hạ đường huyết dưới sự tư vấn của bác sĩ để giảm nguy cơ biến chứng sau này.

Xem thêm:

Không uống đủ nước mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh chết người này

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/5-loi-don-ve-benh-tieu-duong-ban-nhat-dinh-phai-hieu-ro-de-phat-hien-va-ngan-chan-kip-thoi-34258/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY