Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

5 lời khuyên giúp các nàng “nhẹ nhàng” vượt qua kỳ kinh nguyệt trong trời hè nóng bức

Đối với các chị em, qua được một kỳ kinh nguyệt vốn đã rất vất vả, nếu còn phải trải qua trong thời tiết nóng bức như hiện nay thì chẳng khác nào “ác mộng”. Vậy, nên làm sao để giúp các nàng “nhẹ nhàng vượt đèn đỏ”

Vì sao lại nói kỳ kinh nguyệt là cơn ác mộng của phái nữ? 

Trong cơ thể của phái nữ có một loại hormone estrogen - đóng vai trò trong việc hình thành các đặc điểm nữ giới và làm gia tăng hoạt động của serotonin – một hóa chất có tác dụng điều chỉnh tâm trạng. Và khi bước vào một kỳ “rụng dâu” thì lượng estrogen này sẽ bị sụt giảm, đó chính là lý do vì sao các nàng sẽ dễ cảm thấy uể oải, mệt mỏi. Ngoài ra, vào những ngày “đèn đỏ” này, chị em cũng mất lượng máu khá lớn nên dễ dẫn đến tình trạng thiếu sắt trong cơ thể. Thiếu sắt làm giảm khả năng tái tạo hồng cầu máu, lượng oxy dự trữ cho cơ thể không đủ,… dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. 

Không chỉ vậy, hành kinh cũng sẽ khiến cho tử cung của các chị em co thắt liên tục, gây ra các triệu chứng kinh nguyệt như: đau bụng dưới, đau thắt lưng, căng tức vùng ngực,... Cơ thể mệt mỏi lại phải chịu nhiều cơn đau do “đèn đỏ” gây ra nên phái nữ thường sẽ dễ cáu gắt, khó chịu hơn cũng là vì thế.

Tuy nhiên, những tình trạng này còn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu phải trải qua trong những ngày oi bức của mùa hè. Khoa học chứng minh, thời tiết nắng nóng dễ khiến cơ thể ta mất nước, từ đó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến tâm lý như bứt rứt khó chịu, dễ cáu gắt hơn.

Ngoài ra, việc mất nước sẽ khiến quá trình trao đổi chất chậm lại, vừa gây hại cho sức khoẻ mà còn làm cho những cơn đau kinh nguyệt thêm đau hơn (Ảnh: Internet)

Vì thế, nếu muốn vượt qua một kỳ kinh nguyệt nhẹ nhàng, thoải mái, nhất là vào thời điểm oi bức của mùa hè như hiện tại, các nàng nên áp dụng ngày 5 cách sau đây nhé.

5 lời khuyên giúp các nàng nhẹ nhàng vượt kỳ “dâu rụng”

1. Bổ sung đủ nước cho cơ thể là điều rất cần thiết

Bổ sung nước liên tục cho cơ thể trong những ngày nắng nóng vốn đã rất quan trọng, và khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt thì lại càng quan trọng hơn. Bên cạnh đó, “đèn đỏ” còn gây ra nhiều triệu chứng điển hình là chuột rút, đau nhức, uống nước sẽ giúp xoa dịu những cơn đau này cho cơ thể. Vì vậy, hãy uống đủ từ 2 đến 2.5 lít nước mỗi ngày để tránh được tình trạng mất nước và giúp bạn dễ chịu hơn trong ngày dâu nhé!

Ngoài nước lọc, bạn có thể thay đổi bằng các thức uống sau đây để tránh nhàm chán:

Trà gừng: gừng có chứa nhiều tinh chất zingiberol và ginger oil giúp ức chế sự hình thành prostaglandin - tác nhân chính khiến tử cung có thắt nhiều và gây ra tình trạng đau bụng kinh dữ dội.

Nước cam: trong cam có chứa nhiều vitamin C và axit citric giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn, phục hồi lượng máu bị thất thoát và hạn chế các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi bởi tình trạng thiếu máu do thiếu sắt gây ra.

Trà hoa cúc: theo y học cổ truyền, trà hoa cúc có công dụng trị chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ. 

Đối với chị em phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh, uống tách trà hoa cúc sẽ giúp: thư giãn, loại bỏ cảm giác căng thẳng mệt mỏi, giảm chứng chóng mặt, buồn nôn và đặc biệt là các cơn đau bụng kinh dữ dội (Ảnh: Internet)

2. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể

Trong những ngày nguyệt san, cơ thể chúng ta đang bị thâm hụt rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là sắt. Để bổ sung dưỡng chất đầy đủ, các nàng nên nạp vào thịt đỏ, hải sản,, rau xanh và một số loại quả khô như nho khô, mơ khô. Ngoài ra, ưu tiên trứng, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây cũng là cách để chúng ta cân bằng nguồn vitamin cần thiết cho cơ thể. 

3. Vận động nhẹ nhàng

Các chị em thường rất ngại vận động trong những ngày này, do tâm lý lo sợ máu sẽ dây vào quần áo hoặc là cảm giác mệt mỏi, lười biếng lấn át. Nhưng trong những ngày “dâu”, các bạn nữ vẫn nên cố gắng vận động thay vì chỉ nằm hoặc ngồi vì nó sẽ giúp ngăn chặn các cơn đau mỏi, cũng như giúp tinh thần và thể chất được dễ chịu, thoải mái hơn. 

Nhưng đương nhiên là các nàng không được phép tập các bài tập nặng như chạy bộ, tập gym, đạp xe hay cardio đâu nhé! Các hoạt động nặng, mất sức sẽ khiến cho bạn dễ sốc hông và mất sức. Thay vào đó, bạn nên chọn đi bộ hoặc yoga cho nhẹ nhàng và dễ thực hiện.

Lựa chọn yoga làm bộ môn vận động nhẹ nhàng sẽ giúp phái nữ thải độc tố hiệu quả trong kỳ nguyệt san (Ảnh minh họa: Internet)

4. Hãy chú trọng giấc ngủ

Giấc ngủ luôn quan trọng với chúng ta dù có ở trong kỳ kinh nguyệt hay không. Giấc ngủ tái tạo lại năng lượng trong cơ thể, giúp tâm trạng tốt hơn, hạn chế tăng cân và hỗ trợ cho nhiều chức năng khác của não. 

Tuy nhiên, vào những ngày đèn đỏ, ta dễ bị mất ngủ vì lượng hoocmon estrogen và progesteron (hormone gây buồn ngủ) giảm đột ngột, ta có thể tập yoga, thiền nhẹ nhàng hay những bài tập thở trước khi đi ngủ, để thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngủ sớm, đủ giấc sẽ khiến bạn không còn uể oải khi dậy sớm, và giúp bạn có đủ sức để trải qua “ngày dâu mùa hè”.

5. Ngâm chân với nước gừng đồng thời xoa bóp lòng bàn chân

Trong gừng có tính nóng, giúp làm ấm và xua bỏ tính hàn trong cơ thể, nếu dùng gừng ngâm chân khi tới tháng sẽ có tác dụng kích thích các huyệt đạo và dây thần kinh lòng bàn chân, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu và trao đổi chất, giúp tử cung khỏe mạnh. Đồng thời có thể ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa thường dễ xảy ra trong mùa nắng nóng. 

Bên cạnh đó, lòng bàn chân cũng là nơi tập trung chính của kinh mạch đường ruột, các chất dễ bay hơi trong gừng có thể kích thích kinh mạch đường ruột, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giúp thải phân đen và có mùi hôi, cải thiện tình trạng táo bón, tăng khả năng giảm cân.

Xem thêm: 3 loại trứng này khiến lượng đường máu dao động đáng kể, người bệnh tiểu đường nên hạn chế          

Quỳnh Giang

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/5-loi-khuyen-giup-cac-nang-nhe-nhang-vuot-qua-ky-kinh-nguyet-trong-troi-he-nong-buc-35407/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY