Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

5 tình trạng không thực sự là bệnh mà là do tuổi tác, điều trị quá mức có thể phản tác dụng

Mong muốn có một cơ thể khỏe mạnh lâu dài là điều ai cũng mong muốn, nhưng khi bước vào tuổi già, cơ thể se bắt đầu xuất hiện các vấn đê sức khỏe khác nhau.

Khi con người bước vào độ tuổi 45, các cơ quan khác nhau trong cơ thể sẽ bị lão hóa, thể trạng ngày một xấu đi. Đau dữ dội ở một số bộ phận của cơ thể, giảm khứu giác và vị giác.

Và khi bước qua tuổi 50, nhiều bệnh về xương khớp và loãng xương xảy ra ở đầu gối và các khớp khác nhau. Các đốm đồi mồi cũng xuất hiện trên da, thị lực dần suy giảm. Đây đều là những dấu hiệu của sự lão hóa.

Thực tế có những vấn đề sức khỏe không thực sự là bệnh mà là do tuổi tác gây ra, hiểu rõ sẽ giúp bản thân khỏe mạnh hơn.

1. Viễn thị

Viễn thị là tình trạng không nhìn được các vật ở gần, suy giảm dần theo độ tuổi. Đât là hiện tượng sinh lý bình thường nên người cao tuổi không cần phải quá hoang mang.

Viễn thị là tình trạng không nhìn được các vật ở gần, suy giảm dần theo độ tuổi.

Khi con người đến một độ tuổi nhất định, hình dạng thủy tinh thể của mắt sẽ bắt đầu cứng lại và ngừng dày lên gây ra các triệu chứng chóng mặt do hình ảnh bị mất nét khi lấy nét võng mạc.

Vì vậy, bạn sẽ không thể nhìn rõ những vật ở gần, đây là quá trình tất yếu khi bước vào tuổi trung niên và tuổi già với các chức năng của con người sẽ suy giảm.

2. Bệnh xương

Một số người cao tuổi rất dễ mắc các bệnh về xương khớp như loãng xương, viêm khớp dạng thấp. Khi tuổi tác tiếp tục tăng lên thì các chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng sẽ bị mất đi, collagen, canxi cũng sẽ bị thiếu hụt.

Đây là bệnh sinh lý thường xảy ra ở người cao tuổi, bệnh này không cần điều trị quá nhiều, chỉ cần bạn chú ý giữ gìn xương trong cuộc sống hàng ngày, ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng bổ sung cho xương như sữa, trứng, đậu nành,…

Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp vitamin D trong cơ thể, thúc đẩy quá trình tổng hợp canxi trong xương và duy trì sức khỏe xương.

3. Táo bón

Hầu như người nào cũng sẽ gặp phải tình trạng táo bón khi về già. Thật ra vấn đề này liên quan đến tuổi tác, sau khi về già thì hệ tiêu hóa dần suy yếu, nhu động đường tiêu hóa cũng suy giảm dẫn đến nhu động đường tiêu hóa không đủ dẫn đến khó đại tiện.

Đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chú ý có thể gây ra các bệnh khác. Vì vậy nếu người cao tuổi bị táo bón cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt kịp thời, ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ, uống nhiều nước, và tập thể dục đúng cách.

4. Các nhân tuyến giáp

Triệu chứng của nhân giáp ai cũng biết, khả năng phát hiện là rất cao, nhiều người khi phát hiện ra nhân giáp luôn lo sợ bị ung thư, thậm chí mất ngủ, rối loạn cảm xúc.

Tuy nhiên, nhân tuyến giáp là một khối u do cấu trúc mô của tuyến giáp tạo nên, khoảng 85% đến 95% là lành tính và không cần điều trị nhiều. Bạn chỉ cần đi kiểm tra thường xuyên, chú ý chế độ ăn uống nhẹ nhàng, bảo vệ các bộ phận của tuyến giáp và đảm bảo một thái độ lạc quan.

Bạn chỉ cần đi kiểm tra thường xuyên, chú ý chế độ ăn uống nhẹ nhàng, bảo vệ các bộ phận của tuyến giáp và đảm bảo một thái độ lạc quan.

5. Lãng tai

Lãng tai khi về già là một hiện tượng phổ biến và đây cũng là một triệu chứng thường gặp ở người già. Lãng tai là một chứng rối loạn chức năng thính giác do sự lão hóa của hệ thống thính giác.

Hiện tại không có phương pháp nào trong bất kỳ lĩnh vực y học nào có thể được sử dụng để đảo ngược sự tiến triển của lão hóa thính giác.

Làm thế nào để người già giữ gìn sức khỏe một cách khoa học?

Xây dựng một thói quen tốt:

Để giữ gìn sức khỏe, người cao tuổi cần duy trì đều đặn thời gian làm việc và nghỉ ngơi điều độ. Điều này không chỉ cung cấp đủ năng lượng cho cuộc sống hàng ngày mà còn tăng cường khả năng miễn dịch và giảm sự xuất hiện của các bệnh.

Tập thể dục đúng cách:

Người cao tuổi cần tập thể dục vừa sức, nhưng không nên tập gắng sức nhiều trong thời gian dài và thời gian tập liên tục không quá 2 giờ.

Nói chung, khoảng 1 giờ là phù hợp và tùy theo khả năng tập luyện, tốt nhất là bạn không nên vượt quá phạm vi chịu lực của mình

Ví dụ, đi bộ là bài tập thể dục rất phù hợp với người cao tuổi. Đi bộ 20 phút sau bữa ăn để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và cơ thể hấp thu tốt hơn.

Có chế độ ăn uống hợp lý:

Người cao tuổi cần bổ sung thực phẩm để cơ thể khỏe mạnh, nhưng nên bổ sung từ từ, không mù quáng. Nên ăn ít thịt mỡ, đồ ngọt, nếp, dầu mỡ,… và ăn nhiều thức ăn dễ tiêu hóa như cháo, súp, đồ nhạt. Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ hữu ích hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và tăng cường thể chất.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường type 1.5 là gì? Nó khác với bệnh tiểu đường type 1 và type 2 như thế nào?

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/5-tinh-trang-khong-thuc-su-la-benh-ma-la-do-tuoi-tac-dieu-tri-qua-muc-co-the-phan-tac-dung-36054/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY