Dinh dưỡng hôm nay

6 bước ăn lẩu tốt cho sức khỏe và bớt nặng nề cho cơ thể, bạn đã biết chưa?

Lẩu là món ăn thường thấy trong các cuộc gặp mặt bạn bè hay gia đình, nhất là trong điều kiện thời tiết lạnh. Tuy nhiên, trong khi mọi người đang ngấu nghiến những món ngon trong nồi, họ cũng có thể ăn nhiều hơn lượng natri cần thiết hàng ngày.

Lượng natri trong cơ thể quá nhiều sẽ đẩy nhanh quá trình mất canxi trong máu, nghiêm trọng có thể dẫn đến huyết áp cao và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Ngoài ra, người ta đã phát hiện rằng bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa, tiểu đường và huyết áp cao tăng đáng kể vào mỗi mùa đông, chính vì mọi người không thể cưỡng lại sự ngon miệng của lẩu.

Điều này là bởi sau khi các nguyên liệu được nấu chín, nước súp trong trở thành súp đặc, trong nồi chứa nhiều natri, nhiều chất béo và nhiều purine, dễ gây phù nề, bệnh gout và thậm chí là bệnh tiểu đường.

Lẩu là món ăn thường thấy trong các cuộc gặp mặt bạn bè hay gia đình, nhất là trong điều kiện thời tiết lạnh.

Để mọi người có thể ăn lẩu một cách lành mạnh, Dịch vụ Y tế Quốc gia Đài Loan cũng đã đề xuất 6 bước để ăn lẩu, bớt gánh nặng cho sức khỏe.

Bước 1 - Nước súp trong

Nên chọn loại nước súp trong làm từ tảo bẹ hoặc rau củ, đồng thời loại bỏ các loại nước súp có hàm lượng calo cao và hàm lượng natri cao. Nếu bạn chọn nước lẩu không trong và nhiều gia vị, bạn chỉ nên uống ít canh hoặc uống một lượng canh nhỏ.

Bước 2 - Ăn nhiều rau hơn

Chọn các nguyên liệu giàu chất xơ như rau và nấm tươi theo mùa, không chỉ giúp tăng cảm giác no và giảm tiêu thụ các thực phẩm nhiều calo khác mà còn hấp thụ nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng, thúc đẩy nhu động ruột và thay đổi hệ sinh thái của hệ vi khuẩn.

Bước 3 - Ít chất béo

Chọn thịt trắng có hàm lượng chất béo thấp hơn để thay thế thịt đỏ nhiều chất béo, chẳng hạn như cá, thịt gà hoặc hải sản, và thịt nên được bỏ da để giảm lượng chất béo.

Bước 4 – Chọn nguyên liệu ít chế biến

Chọn nguyên liệu tươi thay vì nguyên liệu lẩu đã qua chế biến. Nguyên liệu lẩu đã qua chế biến hầu hết là thực phẩm có hàm lượng calo cao, chất béo cao và natri cao. Nên đọc nhãn dinh dưỡng trên bao bì trước khi mua và tránh ăn quá nhiều.

Chọn nguyên liệu tươi thay vì nguyên liệu lẩu đã qua chế biến.

Bước 5 - Giảm nước sốt

Chọn các nguyên liệu tươi như hành, gừng, tỏi và rau mùi để tăng hương vị và giảm sử dụng các loại gia vị có hàm lượng calo cao, chất béo cao và natri cao, chẳng hạn như nước sốt, bột đậu và bột mè.

Bước 6 - Giảm món tráng miệng

Chọn trái cây tự nhiên thay cho các món tráng miệng như bánh ngọt, uống nước lọc hoặc trà không đường thay cho đồ uống có đường. Món tráng miệng chứa nhiều đường và calo có thể gây ra các bệnh như béo phì và hội chứng chuyển hóa.

Lẩu là món ăn hấp dẫn và dễ chuẩn bị. Hãy chọn thành phần lẩu một cách khôn ngoan để tránh làm tăng áp lực cho cơ thể.

Xem thêm: Mắt có thể cảnh báo bệnh ung thư và 8 triệu chứng khác ai cũng cần biết

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/gia-dinh-khoe/6-buoc-an-lau-tot-cho-suc-khoe-va-bot-nang-ne-cho-co-the-ban-da-biet-chua-36802/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY