Dinh dưỡng hôm nay

6 loại thực phẩm người bệnh gout không nên đụng vào nếu như không muốn bệnh nặng hơn

Gout là căn bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa đạm trong cơ thể, chính vì thế chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng, nếu không muốn bị hành hạ bởi những cơn đau người bệnh cần ghi nhớ những thực phẩm không dành cho người bị gout sau đây:

Y văn thế giới ghi nhận gout là bệnh được biết đến từ 2.000 năm trước, đồng thời gây nhiều biến chứng nặng nề cho loài người.

Bệnh xuất hiện khi cơ thể xảy ra các rối loạn chuyển hóa đạm phức tạp khiến hình thành và tích tụ nhiều axit uric. Khi mức độ axit uric trong máu quá cao các tinh thể muối urat sẽ lắng đọng lại gây nên đau đớntại các khớp. Nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều năm sẽ gây khó khăn một mọi sinh hoạt và cử động, thậm chí có thể khiến người bệnh bị tàn phế.

Gout là căn bệnh liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa đạm trong cơ thể.

Đâu là những sai lầm trong điều trị gout cần tránh:

Nhiều người thường có tâm lý đau uống thuốc, chỉ vì thế mỗi khi bị gout tấn công họ thường nhờ đến thuốc giảm đau. Nhưng lại không biết thuốc giảm đau chỉ giải quyết được phần ngọn, trong khi lượng axit uric vẫn âm thầm tăng lên sẵn sang bùng phát bất cứ lúc nào.

Ăn kiêng triệt để sẽ không bị gout tấn công: Quan điểm này hoàn toàn không đúng khoa học, vì ăn kiêng chỉ cắt được lượng axit uric từ thức ăn vào cơ thể, trong khi lượng axit uric có sẵn trong cơ thể vẫn tiếp tục gia tăng. Chỉ nên ăn kiêng khoa học và hạn chế các loại giàu đạm, protein chứ không phải nhất nhất kiêng tất cả dẫn đến cơ thể suy kiệt không còn khả năng đề kháng.

Nước ngọt có ga cũng là một trong những tác nhân làm tăng axit uric trong cơ thể.

Bị gout không uống bia nhưng vẫn uống nước ngọt có ga được: Đây là quan niệm sai lầm vì ngoài rượu, bia ra nước ngọt có ga cũng là một trong những tác nhân làm cho lượng axit uric trong cơ thể gia tăng đáng kể.

Bệnh gout chỉ ảnh hưởng đến xương khớp: Đây là lầm tưởng của rất nhiều người, nhưng thực tế cho thấy những người mắc bệnh gout thường có liên quan đến các bệnh lý về thận như sỏi thận, suy thận do bị ảnh hưởng trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh. Chính vì thế, không được chủ quan với bất cứ dấu hiệu nào.

Bệnh gout chỉ xảy ra ở người lớn tuổi: Theo số liệu thống kê mới nhất cho thấy bệnh gout đang ngày càng bị trẻ hóa và tăng lên đáng kể.

Bệnh gout là căn bệnh của người giàu do dư thừa lượng đạm quá mức. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng vì bệnh gout là căn bệnh liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể có thể do ăn uống cũng có thể do nội tại cơ thể bên trong. Chính vì thế, gout không chừa bất cứ ai, mọi người đều có khả năng bị gout như nhau

Để hạn chế và giảm thiểu các biến chứng do bệnh, người mắc gout cần có sự kết hợp giữa các bài tập thể dục nhẹ nhàng cùng chế độ ăn uống khoa học.

Dưới đây là tập hợp những thực phẩm không dành cho người bị gout:

1. Nội tạng - thức ăn chứa nhiều purine

Người bệnh gout không nên ăn gì? Câu trả lời là nội tạng vì nội tạng chứa nhiều purine, mà purine chính là thủ phạm dẫn đến sự hình thành axit uric trong cơ thể. Vì nếu axit uric gia tăng vượt ngưỡng cho phép sẽ gây nên bệnh gout, cho nên cần tránh xa những nhóm thực phẩm giàu purin sẽ giúp cơ thể giảm được sự tích tụ của axit uric.

Thận, gan, tim, gà, ngỗng, trứng cá muối, cá cơm, cá mòi… là những thực phẩm được xếp vào nhóm giàu purin người bệnh gout cần tránh.

2. Các loại măng

thực phẩm không dành cho người bị gout bởi chúng có tốc độ tăng trưởng cực nhanh.

Nếu cơ thể người bệnh lỡ dung nạp một lượng đáng kể các loại như măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá hay bạc hà thì sẽ kích thích sự tổng hợp các axit uric trong cơ thể tăng lên nhanh chóng, khiến bệnh nhân liên tục bị hành hạ bởi những cơn đau.

Bệnh nhân gout nên tránh xa các loại như măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá hay bạc hà..

3. Trái cây có lượng fructozo cao

Trong trái cây fructose đóng vai trò như một chất tạo ngọt tự nhiên. Và nhiều nghiên cứu cũng tìm ra mối liên hệ giữa fructose và bệnh gout nên các chuyên gia khuyến cao người mắc bệnh gout nên tránh xa các loại quả chứa nhiều fructose như lê, mận, nho, đào, táo… nên thay thế bằng các loại quả có lợi cho người bệnh gout như: chanh, dứa…

4. Bia và rượu

Nghiên cứu cho thấy đối tượng mắc gout thường là năm giới ngoài 40 tuổi và đây cũng là nhóm người thường sử dụng nhiều bia rượu. Chính việc sử dụng quá nhiều chất cồn khiến cho lượng axit uric trong cơ thể gia tăng nhanh chóng.

Để đào thảo axit uric ra khỏi cơ thể đòi hỏi gan thận phải làm việc liên tục, nhưng nếu như bạn thường xuyên sử dụng bia rượu khiến gánh nặng của 2 cơ quan này tăng lên gấp bội. Với việc hoạt động liên tục không ngừng nghỉ sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề như suy thận.

Chính vì thế, bia, rượu được xếp vào nhóm thực phẩm không dành cho người bị gout. Để gout không còn tấn công bạn vào mỗi đêm hãy nói không với bia, rượu.

5. Thịt đỏ

Thịt đỏ là nguồn thực phẩm chứa lượng lớn purine, cho nên chúng không dành cho những người mắc bệnh gout. Thay vào đó bạn có thể sử dụng các loại thịt trắng để thay thế trong chế độ ăn uống của mình.

Có thể điểm mặt chỉ tên những loại thịt chứa nhiều purine bao gồm: thịt bò, lợn, chó, trâu…

6. Sữa nguyên chất

Sữa nguyên chất và các sản phẩm được làm từ sữa nguyên chất không được khuyến cáo dùng cho người mắc bệnh gout. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho chỉ rằng bệnh nhân gout nên sử dụng các sản phẩm như sữa chua ít chất béo, ít đường vào chế độ ăn hàng ngày sẽ có tác dụng giảm thiếu và ngăn ngừa được các biến chứng gây ra bởi gout.

Ngoài việc ăn uống lành mạnh để hạn chế gout phát tán, người bệnh gout cũng cần phải nắm vững những cách sơ cứu căn bản để xoa dịu cơn đau mỗi khi bất chợt bị gout tấn công.

Nghỉ ngơi: Đột nhột bị gout tấn công cách tốt nhất bạn nên làm là nghỉ ngơi, nên chọn vị trí thoải mái nhất, đó có thể là trên giường hay ghế sopha.

Chườm đá: Để giảm nhanh chóng cảm giác đau do gout, bạn có thể áp dụng bằng biện pháp chườm đá tại các khớp để giảm viêm. Nên thực hiện chườm đá khoảng 10 đến 15 phút cơn đau sẽ dịu đi trông thấy.

Chườm đá là giải pháp giúp bệnh nhân gout xoa dịu các cơn đau.

Tránh đụng chạm vào những vùng khớp bị đau: Đối với bệnh nhân gout, mỗi khi gout tấn công chúng có sức mạnh như hàng ngàn mũi dao xuyên thấu khớp, khiến việc chạm nhẹ hay chỉ một làn gió thổi qua cũng đủ làm họ chết đi sống lại. Chính vì thế nên để yên và tránh đụng chạm.

Rà soát lại nguồn thực phẩm hàng ngày tiêu thụ: Chế độ ăn uống giàu protein và chất cồn chính là thủ phạm khiến gout ngày càng thêm nặng. Việc rà soát lại nguồn thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày vào cơ thể hết sức quan trọng giúp phát hiện và điều chỉnh lại chế độ ăn uống trong quá trình điều trị bệnh.

Giữ cho cơ thể luôn đủ nước: Uống nhiều nước đóng vai trò quan trọng trong việc góp phần tăng đào thải các tinh thể muối urat khỏi cơ thể. Hàng ngày nên bổ sung cho cơ thể từ 1,5-2 lít nước để quá trình trao đổi diễn ra thuận lợi hơn.

Ngoài việc ghi nhớ nhóm thực phẩm không dành cho người bị gout để hạn chế thấp nhất những biến chứng do bệnh, người mắc gout cũng cần phải có chế độ tập luyện nhẹ nhàng để tăng sự dẻo dai, sức đề kháng cho cơ thể. Chúc bạn luôn khỏe!


Thiện Thanh

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/6-loai-thuc-pham-nguoi-benh-gout-khong-nen-dung-vao-neu-nhu-khong-muon-benh-nang-hon-26134/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY