Dinh dưỡng hôm nay

6 mẹo giúp giảm phơi nhiễm PFAS tại nhà

“Hóa chất vĩnh cữu” PFAS là một nhóm gồm hàng ngàn hóa chất tổng hợp được dùng nhiều trong sản phẩm công nghiệp và gia dụng, có khả năng tích tụ và tồn tại bền vững trong môi trường và cơ thể người.
AN NHIÊN (Theo Business Insider)

“hóa chất vĩnh cữu” pfas là một nhóm gồm hàng ngàn hóa chất tổng hợp được dùng nhiều trong sản phẩm công nghiệp và gia dụng, có khả năng tích tụ và tồn tại bền vững trong môi trường và cơ thể người. nhiều nghiên cứu phát hiện nhóm hóa chất này có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe, như tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp, chậm phát triển, ung thư, giảm khả năng sinh sản… để hạn chế khả năng phơi nhiễm pfas, chuyên gia ian cousins - một nhà nghiên cứu về pfas tại đại học stockholm (thụy điển) - khuyến nghị mọi người tăng cường áp dụng một số biện pháp sau đây:

+ nấu ăn và dùng bữa tại nhà. từ những năm 1940, pfas đã được phát triển và sử dụng trong vật liệu cách nhiệt, chống thấm dầu mỡ, chống bám bẩn và chống thấm nước. vì thế, nó cũng được ứng dụng làm các loại bao bì thực phẩm như hộp đựng bánh pizza, túi bắp rang dùng trong lò vi sóng, giấy gói thức ăn và giấy chống thấm dầu mỡ, dùng nhiều bởi các nhà hàng, quán ăn và chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy nồng độ pfas trong máu những người tham gia được ghi nhận ở mức thấp hơn khi họ thường xuyên nấu và ăn ở nhà, nhưng cao hơn khi họ chuyển sang dùng nhiều thức ăn nhanh hoặc ăn tại nhà hàng.

Ưu tiên dùng chảo chống dính bằng gang để tránh phơi nhiễm PFAS.

Ưu tiên dùng chảo chống dính bằng gang để tránh phơi nhiễm PFAS.

+ lựa chọn nồi, chảo chống dính cẩn thận. lớp phủ được sử dụng trong dụng cụ nấu nướng chống dính thường chứa pfas, nên hóa chất có thể dễ dàng ngấm vào thức ăn khi bạn nấu thực phẩm ở nhiệt độ cao và khi lớp phủ chống dính bị trầy xước. bộ sinh thái học bang washington (mỹ) khuyến nghị không đun nóng đồ dùng nấu ăn chống dính trên 2040c và nên vứt bỏ khi lớp phủ chống dính bị bong tróc. một giải pháp an toàn cho sức khỏe và giảm phơi nhiễm pfas khi nấu ăn là chuyển sang dùng nồi, chảo chống dính làm bằng chất liệu gang.

+ Loại bỏ sản phẩm bằng vải chống bám bẩn. Các sản phẩm gia dụng từ vải chống thấm và chống bám bẩn - như thảm, áo mưa - cũng chứa PFAS. Tuy chưa có nghiên cứu khẳng định nhóm hóa chất độc hại này có thể dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua da, nhưng những vật dụng làm từ vải chống bám bẩn sẽ tạo ra các sợi bụi nhỏ bay khắp nhà mà bạn có thể vô tình hít hoặc nuốt vào cơ thể.

+ thường xuyên hút bụi và mở cửa sổ. do pfas dễ tạo thành bụi và tồn tại lâu trong không khí nên việc thường xuyên phủi và hút sạch bụi, cũng như mở cửa sổ để nhà cửa thoáng khí và thông gió, có thể giúp giảm bụi trong nhà và cả lượng pfas mà bạn có thể hít vào phổi. chuyên gia elsie sunderland, người dẫn đầu mảng nghiên cứu về chất gây ô nhiễm môi trường tại đại học harvard (mỹ), cho biết bụi là một nguồn chứa pfas lớn trong nhà cùng với nhiều chất gây ô nhiễm khác. nên nếu bạn lau bề mặt vật dụng thường xuyên và giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ thì khả năng phơi nhiễm pfas cũng giảm xuống.

+ kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt. nếu không trang bị được công cụ kiểm tra lượng pfas trong nước sinh hoạt, hãy cân nhắc đến sử dụng các hệ thống lọc nước gia đình, đặc biệt là những nhà có con nhỏ. theo một nghiên cứu, việc tiếp xúc với hai hóa chất pfas phổ biến là pfoa và pfos - dù ở mức rất thấp - có liên quan đến việc giảm hiệu quả tiêm vaccine ở trẻ em.

Tuy không thể loại bỏ hoàn toàn pfas khỏi nước, nhưng một số bộ lọc nước có thể làm giảm nồng độ của nhóm hóa chất độc hại này. các cơ quan môi trường mỹ khuyến nghị nên dùng các hệ thống lọc sử dụng nguyên lý thẩm thấu ngược cho nước máy, thường được lắp dưới bồn rửa chén. giải pháp lọc nước tốt thứ hai là hệ thống lọc sử dụng than hoạt tính, có thể lắp ngay trên các vòi nước hoặc sử dụng trong bình đựng nước để bàn.

+ kiểm tra thành phần khi mua mỹ phẩm. trong một nghiên cứu hồi năm ngoái, các nhà khoa học đã kiểm tra mức pfas trên 231 sản phẩm mỹ phẩm ở mỹ và canada, qua đó phát hiện hơn 50% sản phẩm chứa chất chỉ thị của nhóm hóa chất này. do đó, để tránh phơi nhiễm pfas từ mỹ phẩm, bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng thông tin sản phẩm trước khi mua. chẳng hạn, bạn có thể tra cứu dữ liệu công khai về các loại mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân của nhóm công tác môi trường (ewg) tại địa chỉ ewg.org hoặc danh sách các sản phẩm không chứa pfas (bao gồm cả mỹ phẩm) từ trang web của viện chính sách khoa học xanh - greensciencepolicy.org.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/6-meo-giup-giam-phoi-nhiem-pfas-tai-nha-a157687.html)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY