Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

6 tác hại của việc ăn quá nhanh

Không chỉ có thức khuya, lười vận động, bỏ bữa sáng,... là những thói quen ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, mà mới đây các chuyên gia dinh dưỡng phát hiện ăn quá nhanh cũng là một thói quen xấu mà rất nhiều người hay mắc phải. Vậy đâu là những tác hại của việc ăn quá nhanh

Cuộc sống công công nghiệp việc ăn uống không còn được chú trọng, để tiết kiệm thời gian đến mức tối đa dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều chọn làm tất cả mọi việc thật nhanh, kể cả ăn uống. Cứ ngỡ đây chỉ là hanh động đơn giản nhưng mới đây theo một nghiên cứu cho thấy ăn quá nhanh có thể gây ra rất nhiếu bệnh nguy hiểm và làm giảm tuổi thọ.

6 tác hại của việc quá nhanh

1. Gây ra chứng đầy bụng khó tiêu

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu như: do ăn quá nhiều các loại thực phẩm khó tiêu chứa nhiều tinh bột, dầu mỡ hay thức uống có ga. Không những vậy thói quen ăn quá nhanh là một trong những “thủ phạm” gây ra chứng đầy bụng khó tiêu.

Thức ăn khi đi vào cơ thể sẽ được nghiền nát bằng răng và trộn lẫn với nước bọt ở miệng, sau đó sẽ được đẩy xuống cổ họng. Tiếp đến thức ăn sẽ được chuyển đên dạ dày qua thực quản, tại đây dạ dày sẽ lại tiếp tục thực hiện việc nghiền nhỏ thức ăn và tiết ra các loại enzym để chuyển hóa chúng. Nhưng quá trình này sẽ bị phá vỡ nếu bạn ăn quá nhanh.

Khi ăn quá nhanh thức ăn không được nghiền nát kỹ gây tắc nghẽn đường ruột, đồng thời dạ dày không kịp tiết ra các loại dịch cần thiết để chuyển hóa thức ăn, từ đó dẫn đên việc dạ dày quá tải gây ra hiện tượng đầy bụng và khó tiêu.

Đồng thời theo một vài khảo sát đã chứng minh được ăn quá nhanh trong bữa tối, sẽ làm bạn khó ngủ và gây ra chứng đầy bụng. Ngoài ra việc vừa ăn vừa theo dõi các thiết bị điện tử sẽ làm không khí dễ dàng đi vào đường ruột gây ra hiện tượng trướng bụng, đầy hơi rất hay gặp ở trẻ nhỏ.

Ăn quá nhanh gây đầy bụng và khó tiêu

2. Ăn quá nhanh gây béo phì

Không chỉ ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều protein, đường và lười vận động khiên bạn bị béo phì, mà ăn quá nhanh cũng là một tác nhân khiến bạn tăng cân không phanh.

Đồng thời theo một vài nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tốc độ của việc đưa dưỡng chất vào cơ thể có mối liên hệ với bèo phì. Vì theo Gs. Stephen Blom, hiện đang là giảng viện tại trường Đại học Imperial (London) cho biết thêm thói quen ăn nhanh khiến bạn không chỉ quên đi việc thưởng thức mùi vị của món ăn mà còn quên mất mình đang ăn gì, dó đó không kiểm soát được ăn uống, lâu ngày tích tụ mỡ thừa và gây tăng cân.

Ăn quá nhanh là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì

3. Cơ thể không kịp hấp thụ những dưỡng chất cần thiết có trong các loại thực phẩm

Dù là các món ăn nhẹ bụng dễ tiêu hóa như cháo hay cón món nướng, xào đi chăng nước khi đi vào cơ thể đều buộc phải trải qua nhiều công đoạn xử lý của cơ thể. Nhưng nếu ăn quá nhanh vô tình lại làm lủng đoạn vày khiến dạ dày không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm.

Do đó khi ăn chậm và nhai kỹ sẽ giúp cơ thể dễ dàng phân loại các loại dưỡng chất và hấp thụ chúng một cách tốt nhất. Ngược lại ăn nhanh thức ăn chưa kịp chuyển hóa đã bị cuốn đi và thải ra ngoài tiêu đường hậu môn, gây lãng phí thức ăn và nguy cơ cao mắc các bệnh về dạ dày.

Ăn qua nhanh cơ thể sẽ không hấp thụ kịp chất dinh dưỡng có trong thực phẩm

4. Tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tinh

Có rất nhiếu loại thực phẩm ví dụ như ngũ cốc, vốn rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bị ép vào cơ thể với vận tốc quá nhanh, vô tình làm tăng nồng độ đường huyết trong máu, cứ như vậy lâu ngày sẽ mắc bệnh tiểu đường là điều khó tránh khỏi.

Bên cạnh đó, thói quen ăn quá nhanh theo một vài nghiên cứu phát hiện có thể gây tăng huyết áp và lượng mỡ trong máu, dẫn đến dễ mắc các bệnh tim mạch, trong đó có tai biên mạch máu não. Ngoài ra viêm loét dạ dày, đau dạ dày cũng là một trong những tác hại của việc ăn nhanh mà có lẽ bạn không biết.

5. Làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

Thức ăn đi qua miệng được răng nghiền nát dể dễ dàng đi đến những bộ phận tiếp theo của cơ quan tiêu hóa. Đồng thời việc nhai thức ăn theo các chuyên gia dinh dưỡng là hoạt động đào thải độc tố có trong thực phẩm thông qua nước bọt, từ đỏ giảm tỷ lệ mắc các bệnh ung thư.

Ngoài ra ăn quá nhiều các loại thịt động vật (đặc biệt là thịt đỏ) cũng làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng, ăn quá nóng hoặc quá cay sẽ gây tổn thương cổ họng và dẫn đến ung thư thực quản.

Ăn quá nhanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư

6. Ăn quá nhanh gây ra các bệnh đường ruột

Việc ăn quá nhiên hiển nhiên tác động tiêu cực đến dạ dày và làm tổn thương rất nhiều cơ quan tiêu hóa khác. Do đó đã tử rất lâu không chỉ các chuyên gia y tế mà tất cả chúng ta đếu ý thức được rằng nhai kỹ tốt cho sức khỏe và hạn chế các bệnh đường ruột.

Phương pháp ăn uống đúng cách

Tác hại của việc ăn quá nhanh là thói quen ăn uống thiếu khoa học và gây hại cho cơ thể, do đó bằng mọi giá nên bỏ “tật xấu” này và tham khảo những phương pháp ăn đúng cách dưới đây:

1. Nên ngồi thẳng lưng khi ăn

Tư thế ngồi ăn cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà ít ai biết đến. Vì ngồi ăn sai tư thế không chỉ gây áp tắc thức ăn mà còn làm dạ dày bị chèn ép, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển và chuyển hóa các chất dinh dưỡng.

Theo các chuyên gia y tế tư thế ngồi ăn hợp lý nhất là ngồi thẳng lưng, tránh để bụng bị chèn ép để thức ăn dễ dàng tiêu hóa.

2. Ăn uống khoa học

Điều cấm kị trong ăn uống là “ăn thùng uống vại”, trước khi ăn phải rửa tay thật sạch đê tránh các loại vị khuẩn và ký sinh trùng bám vào tay và đi vào hệ tiêu hóa gây các bệnh đường ruột và nhiều bệnh nghiêm trọng khác.

Đồng thời hiện nay chất lượng cuộc sống ngày càng tăng, nhưng nhiều người vẫn còn giữ thói quen ăn nhanh, ăn nhiều và tai hại hơn ăn tất cả những gì mình thích mà không hề đề phòng hay có sự kiêng dè. Vì đó dạ dạy sẽ là nơi hứng chịu tất cả và phải tăng cường làm việc, lâu ngày suy yếu và không còn sức để làm chức năng của mình nữa.

3. Không buộc hệ thần kinh làm việc ngay sau ăn

Sau khi ăn xong tất cả các bộ phận của cơ thể bắt đầu hoạt động chậm lại, để tập trung năng lượng cho hệ tiêu hóa thực hiện tốt chức năng của mình. Do đó ngay sau khi ăn bạn nên thư giãn và vận động nhẹ, tránh suy nghĩ và làm những công việc nặng.

Một vài khảo sát cho thấy đa số những người làm việc ngay sau ăn, hiệu quả công việc không cao, còn gấy căng thẳng và mất trí nhớ. Đồng thời còn là tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và ti biến mạch máu não.

4. Không nên ăn chung cơm với canh

Đa số chúng ta đều có thói quen chan canh khi ăn cơm, nhưng đây lại là nguyên do khiến bạn lãng phí thức ăn và gây ra các bệnh đường ruột.

Mặc dù khi ăn canh chung với cơm ta sẽ dễ dàng nuốt cơm hơn, nhưng lại khiến cơm và thức ăn không được nhai kỹ. Khi đó cơm chưa được nhai nhỏ đã được đẩy xuống da dày, buộc nó làm việc với công suất cao, đồng thời canh sẽ làm loãng dịch trong dạ dày và làm rối loạn quá trình chuyển hóa, khiến cơ thể không thể hấp thụ hết dưỡng chất và vitamin có trong thức ăn. Một mặt gây đau dạ dày mặt khác khiến cơ thể thiếu chất và giảm sức đề kháng.

Không nên ăn canh chung với cơm

Biết được phương pháp ăn uống khoa học và tác hại của việc ăn quá nhanh sẽ giúp bạn phòng tránh được các bệnh đường ruột và nhiều nguy cơ gây gại cho sức khỏe khác.

Simon

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/6-tac-hai-cua-viec-an-qua-nhanh-25797/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY