Dinh dưỡng hôm nay

6 thói quen uống đậu nành rất phản khoa học

Những thói quen khi uống sữa đậu nành hàng ngày mà chúng ta tưởng tốt lại không tốt như chúng ta vẫn nghĩ.

Là một thực phẩm bổ dưỡng, không gây béo phì lại có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi một số loại bệnh như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu… sữa đậu nành được rất nhiều người lựa chọn.

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng loại đồ uống này, chúng ta hay mắc những lỗi cơ bản gây hại cho sức khỏe.

1. Uống nhiều quá mức

Cái gì nhiều quá cũng không tốt, đối với sữa đậu nành điều này cũng như vậy. Quá nhiều sữa đậu nành cho một ngày không còn là cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể nữa mà sẽ là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy.

Lượng dùng tiêu chuẩn đối với người lớn là không quá 500ml/ngày, khi đó sữa đậu nành mới thực sự phát huy hết giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể.

2. Ăn trứng và uống sữa đậu nành cùng lúc

Các nhà khoa học đã khuyến cáo không nên uống sữa đậu nành kèm với trứng vì việc kết hợp của trypsin trong đậu nành với protein trong lòng trắng trứng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn một cách đáng kể.

3. Uống sữa đậu nành chưa nấu chín

Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa hai loại chất độc hại, nó sẽ dẫn đến các rối loạn chuyển hóa protein và là nguyên nhân gây kích thích cho đường tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng ngộ độc. Cách để ngăn chặn nguy cơ ngộ độc là đun sôi sữa ở nhiệt độ cao dưới 100 độ C.

Ngoài ra, đậu nành chưa nấu chín có chứa một số chất không có lợi cho cơ thể như saponin hormone và lectin… Do đó, tốt nhất chỉ uống sữa đậu nành khi đã nấu chín và những người uống sữa đậu nành thường xuyên nên bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm để tránh thiếu chất.

4. Dùng đường nâu trong sữa đậu nành

Đường nâu có thể khiến sữa đậu nành có mùi ngọt ngào và thơm. Tuy nhiên, đường nâu có chứa một số axit hữu cơ, nó sẽ kết hợp với protein trong sữa và sản xuất một số chất, nó sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành.

5. Ủ sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt

Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.

6. Uống sữa đậu nành khi đói

Nếu bạn uống sữa đậu nành khi đói, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Bạn có thể ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp... Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.

Theo VnMedia, một số loại thuốc đặc biệt như thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, không nên uống kháng sinh trên cùng lúc với sữa đậu nành. Đặc biệt những người bị bệnh gút, di tinh, tiểu đêm... không nên uống sữa đậu nành.

Trong trường hợp bị nhức đầu tắc nghẽn đường hô hấp, và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, phải ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/6-thoi-quen-uong-dau-nanh-rat-phan-khoa-hoc-7379/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY