Thạch đen
Thạch đen có rất nhiều trong các loại chè và nước giải khát, có thể dễ dàng làm từ lá sương sáo phơi khô, bằng phương pháp thủ công và được bán rộng rãi tại khắp các chợ.
Quỳ trình sản xuất thạch bẩn đã không ít lần bị lên án, nhưng chúng vẫn được bày bán rộng rãi trên thị trường mà không chịu sự quản lí hoặc quy định về chất lượng nào.
Càng ngày càng có nhiều loại thạch với rất nhiều màu sắc có độ dai và thơm hơn, tuy nhiên chúng cũng sẽ chứa nhiều độc tố hơn.
Trao đổi về vấn đề này, Lương y Nguyễn Văn Hưng (thuộc Hội Đông y Hà Nội) cho biết, thạc đen được sản xuất ở những cơ sở không đảm bảo được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tiềm ẩn rất nhiều nguy hại đến sức khỏe, nó khiến cho khả năng hấp thụ protein của cơ thể bị ảnh hưởng, khiến cho trẻ em biếng ăn và khó hấp thụ chất dinh dưỡng; và bản thân ông cũng đã chứng kiến rất nhiều ca cấp cứu vì ăn phải thạch bẩn.
Trân châu
Nhiều chủ quán tiết lộ, các loại trân châu trong trà sữa hoặc các loại chè chủ yếu được nhập từ nước ngoài (nhiều loại trân châu đen xuất xứ Trung Quốc) hoặc lấy mối từ các cơ sở gia công ở các khu vực ngoại ô Hà Nội.
Đầu năm 2012, một phóng sự tại Trung Quốc đã tiết lộ nguồn collagen làm thạch, trân châu được lấy từ... giày rách.
Tại Việt Nam, tuy chưa phát hiện cách làm tương tự nhưng việc chế biến thủ công các loại trân châu cũng được coi là kém sạch đồng thời sử dụng một vài nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Các cơ sở sản xuất trân châu thường sản xuất theo kiểu thủ công, nguyên liệu không được che đậy, trân châu thành phẩm phơi trên nền đất. Do nhu cầu ngày một phong phú của giới trẻ, các chủ quán còn nhập thêm các hương liệu không rõ nhãn mác và thuê các chủ sản xuất trân châu thêm vào thành phần làm trân châu như hương sâm dứa, hương nho, hương dâu...
Theo BS. Nguyễn Văn Hà , Khoa Giải phẫu bệnh tế bào, Bệnh viện K, những loại hóa chất trôi nổi bán trên thị trường chứa một hàm lượng lớn các hóa chất độc hại tạo màu, tạo mùi, saccharin và các chất bảo quản. Những loại hóa chất và hương liệu này hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng, nếu tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ gây nhiều loại bệnh, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu uống phải lượng nhỏ, người bệnh có thể bị dị ứng, tiêu chảy, ngộ độc thể nhẹ và thể nặng.
Nước đá
Chất lượng của các loại nước đá luôn là câu hỏi được bỏ ngỏ.
Các loại đá này được đổ buôn từ các cơ sở sản xuất đá viên, đã có không ít trường hợp các cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu sai phạm ở các cơ sở này như nguồn nước không đảm bảo, máy móc không được vệ sinh sạch sẽ... Đá bẩn gây ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa và nhiều vấn đề về sức khỏe lâu dài khác.
BS. Nguyễn Thị Huỳnh Mai , Chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM thừa nhận việc sản xuất nước đá đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn còn nhiều cơ sở chưa thực hiện đúng. Theo bác sĩ Mai thì uống nước đá chỉ là đánh lừa cảm giác “đã khát” nhưng thực tế không làm người ta hết khát mà còn gây hại rất nhiều như hỏng men răng, tăng nguy cơ viêm họng khi gặp lạnh, ảnh hưởng tiêu hóa, kích thích đường ruột gây ra đau bụng, tiêu chảy, tiểu gắt, bệnh đường ruột...
Bún, phở, miến
Các món bún, phở, miến là món ăn thay cơm được nhiều người yêu thích trong mùa hè. Tuy nhiên, để sợi bún óng ả, đẹp mắt hơn, người sản xuất đã sử dụng không ít hóa chất độc hại để tẩy trắng bún như hàn the, chất làm trắng quang học. Tiêu thụ các hóa chất này một thời gian dài có thể gây hại đến đường tiêu hóa, biến chứng nghiêm trọng là viêm loét dạ dày, suy gan thận và ung thư.
Ngoài ra, các loại miến, bún, bánh phở để qua đêm ở nhiệt độ thường mà không bị ôi, thiu là do người sản xuất đã cho thêm chất bảo quản (chủ yếu là foocmol) khi chế biến.
Khi ăn phải những loại thực phẩm này sẽ gây tổn thương màng nhầy của dạ dầy và thực quản.
Sinh tố hoa quả
Việc các loại hoa quả dập, hỏng do vận chuyển được thu mua làm các loại sinh tố hoa quả từ lâu đã bị phát giác.
Với các loại hoa quả khác thì tuỳ mức độ khác nhau, giá hoa quả thối chỉ bằng 1/5 so với hoa quả tươi. Cá biệt, dưa hấu dập hỏng còn được bán với giá…1.000 đồng/kg. Với 1.000 đồng đó, họ có thể kiếm lại được gần 100.000 đồng khi bán ra sinh tố thành phẩm.
Để che gấu mùi hoa quả hỏng, các chủ hàng không ngần ngại pha thêm nhiều vị sữa, siro hoặc trộn một vài loại hoa quả tươi vào thành phẩm.
Trà chanh
Một vài năm gần đây, trà chanh là thức uống yêu thích của nhiều đối tượng, chưa từng giảm độ “hot” mà còn đặc biệt tăng nhiệt trong mùa hè. Vì tính siêu lợi nhuận của loại hình kinh doanh này mà nhiều người bán hàng đã sẵn sàng dùng những nguyên liệu chè vụn, chè rẻ tiền thậm chí cả… chất hóa học để giảm giá thành của trà chanh mà không nghĩ tới mối nguy to lớn dành cho người uống.
Theo thông tin từ 2sao, tại hội thảo "Khỏe và an toàn" do Viện thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức ngày 23/7, cơ quan này đã công bố 9 mẫu trà chanh, trà xanh, trà đá, nhân trần, nước ngô, nước mía... được lấy ngẫu nhiên trên các con phố ở Hà Nội đều phát hiện chứa vi khuẩn E.coli, men mốc, các kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmi vượt xa giới hạn cho phép.
Thực tế, chỉ cần vài loại phẩm màu, hóa chất là có thể “hô biến” thành hàng trăm lít trà chanh “thơm ngon”. 20.000 đồng/100 gram hương liệu tạo màu để pha... 500 lít trà chanh; 30.000 đến 40.000 đồng cho 100 ml hương liệu tạo vị.
Chủ đề liên quan: