Để khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa nhanh chóng và kịp thời, người bệnh nên áp dụng một số bài thuốc dân gian cực hiệu quả sau:
1. Bài thuốc số 1
Dùng sọ dừa sao đen, rồi tán nhuyễn thành bột mịn, cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng từ 10-15gr hòa với nước chín để uống, sẽ rất hiệu nghiệm trong việc "giải quyết" chứng no hơi, rối loạn tiêu hóa.
2. Bài thuốc số 2
Ảnh minh họa |
Dùng 4gr bột quế hòa với một ít nước chín để uống, sẽ có công dụng trị chứng bụng dạ hay bị lạnh, dễ bị tiêu chảy, no hơi, bụng chướng đầy...
3. Bài thuốc số 3
Ảnh minh họa |
Lấy một ít muối đã rang chín hòa với một ít nước không quá mặn, rồi uống từ từ từng ít một, cũng sẽ có công dụng trị chứng bụng bị đầy hơi, óc ách khó chịu...
4. Bài thuốc số 4
Đây là bài thuốc chữa đi lỏng ở rối loạn tiêu hóa.
Nguyên liệu: Lấy 5gram bột lá khổ sâm, 2gram bột nụ sim, 1 gram bột búp ổi, nước gạo nếp rang, bột sắn dây.
Thực hiện: Đem các loại lá sao lên, tán bột, trộn đều khoảng 10 gam lá với nước nấu của 20 gram gạo nếp, 20 gram bột sắn. Ngày uống làm 2 lần chia đều.
5. Bài thuốc số 5
Triệu chứng: đau bụng âm ỉ kéo dài, đầy bụng, sôi bụng, chán ăn, ăn chậm tiêu, đi ngoài phân loãng do tì vị hư.
Nguyên liệu: Riềng (sấy khô, tán bột) 40 phần, phòng đẳng 30 phần, củ mài 20 phần, gừng khô 10 phần.
Cách dùng: tất cả các nguyên liệu đem sao giòn, tán thành bột mịn, vo thành dạng viên. Lấy bột củ mài bao bên ngoài rồi sấy khô để dùng dần. Mỗi ngày bạn uống 3 lần, mỗi lần uống 4-6g
Bài thuốc số 6
Nguyên liêu: Tỏi 2 củ, bồ kết 3 quả, xà phòng bằng hạt ngô.
Tỏi có thể trị rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả |
Cách dùng: lấy củ tỏi nướng, giã nát đắp vào rốn, bồ kết đốt tồn tính, trộn với xà phòng, nhét vào hậu môn, ngày làm 1-2 lần.
Bài thuốc số 7
Lá bưởi kết hợp với lá ổi, lá chè tươi là bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa rất công hiệu |
Nếu bị rối loạn tiêu hóa có đại tiện lỏng, có thể dùng lá ổi, lá bưởi, lá chè tươi (mỗi thứ 100gr) đem phơi trong bóng mát đến khô, rồi sao thơm, tán thành bột mịn.
Dùng bột này ngày 3 lần, mỗi lần 20gr pha với nước chín còn ấm, dùng vài ngày. Hoặc lấy 80-100 gr dây khổ qua và một ít vỏ quả lựu nấu với nửa lít nước, nấu còn một phần tư lít nước chia làm 2 lần uống trong ngày, uống 3-5 ngày.
Bài thuốc số 8
Nguyên liệu:
100gr hoài sơn, 50gr ý dĩ (phần dùng cho một người) và một ít đường phèn
Thực hiện: đem ý dĩ luộc sôi, bỏ nước, rồi lấy ý dĩ đó nấu chung với hoài sơn để dùng. Trước khi dùng cho vào một ít đường phèn (vừa ăn tùy người).
Đây là món dân gian dùng rất hay đối với người bị chứng âm hư vị nhiệt (bụng đầy, chướng hơi, lưỡi dơ...). Còn người bị tỳ vị hư hàn (ăn uống khó tiêu, tay chân lạnh...) thì cũng dùng món trên, nhưng gia thêm vào một lát gừng tươi.
Lưu ý:
Các loại thuốc dân gian không gây ra phản ứng phụ và có tác dụng dần dần. Không có kháng sinh nên cơ thể không cảm thấy uể oải ốm yếu.
Tuy nhiên, cần sử dụng chúng với liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng làm ảnh hưởng không tốt ngược lại cho cơ thể.
Bên cạnh đó có một chế độ ăn uống hợp lý, chế độ nghỉ ngơi khoa học là cách tốt nhất để phòng tránh các hội chứng rối loạn tiêu hóa.
Ngân Trần
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: