Khi lượng đường trong máu lên cao, điều đầu tiên bạn cần làm đó là điều chỉnh chế độ ăn uống. Trong đó, bổ sung rau xanh vào mâm cơm là điều được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nhấn mạnh hàng đầu.
Vì sao rau xanh lại quan trọng với người tiểu đường? Câu trả lời rất đơn giản, vì người tiểu đường rất nên ăn đủ lượng chất xơ để hạ đường huyết, trong khi đó rau xanh lại là thực phẩm có nguồn chất xơ dồi dào và lành mạnh bậc nhất. Chất xơ trong rau xanh có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đồng thời hỗ trợ cải thiện mức cholesterol lành mạnh và hạ huyết áp. Hơn nữa, chất xơ có thể khiến chúng ta cảm thấy no lâu hơn, từ đó giảm tổng thể mức calo thu nạp hàng ngày.
Hành tây có vị cay nồng, tính ấm, màu trắng, là loại rau ngon được mọi người ưa chuộng.
Hành tây không chỉ chứa chất kích thích tổng hợp và bài tiết insulin mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Chất prostaglandin A và thiamine chứa trong hành tây có thể làm giãn mạch máu, điều hòa lipid máu, chống xơ cứng động mạch. Vì vậy, nó phù hợp nhất với những người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu.
Có vị ngọt và tính lạnh, cải bó xôi có tác dụng dưỡng ẩm, thông kinh mạch phổi và dạ dày. Hơn nữa, nó còn có tác dụng thanh nhiệt, hạ khí và điều hòa khí huyết.
Đặc biệt, cải bó xôi chứa các chất chống oxy hóa như axit alpha-lipoic giúp giảm lượng đường trong máu, tăng tính năng nhận biết của cơ thể đối với hormone insulin và ngăn ngừa khả năng oxy hóa gây căng thẳng ở những người bị bệnh tiểu đường.
Dưa chuột có tính mát, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát. Nghiên cứu cho thấy dưa chuột chỉ chứa 1,6% đường, là loại thực phẩm vô cùng lành mạnh cho bệnh nhân đái tháo đường.
Chất propylene glycol chứa trong dưa chuột có thể ức chế quá trình chuyển đổi carbohydrate thành chất béo trong cơ thể. Đối với những bệnh nhân đái tháo đường, béo phì, huyết áp cao, ăn 100gr dưa chuột mỗi ngày sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn.
Mướp đắng có vị đắng, tính lạnh, chứa hàm lượng vitamin C cao. Các nghiên cứu dược lý đã phát hiện ra rằng chất saponin của mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết rất rõ rệt, không chỉ có tác dụng giống insulin mà còn có chức năng kích thích tiết ra insulin.
Theo một nghiên cứu năm 2011, được công bố trên Journal Ethnopharmacolgy, cho thấy việc uống nước ép mướp đắng trong 4 tuần có thể giảm đáng kể lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.
Xà lách là loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, rất thích hợp cho những người muốn giảm cân, nó có thể duy trì lượng carbohydrate trong cơ thể. Ngoài ra, xà lách còn chứa nhiều vitamin, muối vô cơ và axit clohydric, axit clohydric có tác dụng hạ đường huyết nên xà lách là lựa chọn rất tốt cho những người có lượng đường trong máu cao.
Rau bắp cải là một trong những loại rau tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Bắp cải được chứng minh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có đặc tính hạ đường huyết.
Trong một nghiên cứu năm 2008 trên chuột, các nhà khoa học nhận thấy dùng chiết xuất bắp cải trong vòng 60 ngày có thể giúp hạ đường huyết nhanh cho chuột. Không những vậy, còn giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường.
Rau súp lơ xanh nổi tiếng là có chứa nhiều crom, chất xơ, chất chống oxy hoá, nhiều vitamin C, E... do đó nó có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Đặc biệt, crom trong súp lơ có tác dụng kiểm soát đường huyết rất tốt.
Tiếp theo
5 loại rau củ quen thuộc với người Việt có thể làm cho đường huyết tăng nhanh, người tiểu đường càng nên thận trọng
Chủ đề liên quan: