Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

7 loại trà đơn giản và dễ uống giúp làm dịu cơn đau dạ dày

7 loại trà vô cùng đơn giản, dễ làm và dễ uống giúp làm dịu cơn đau dạ dày khó chịu của bạn một cách hiệu quả.

Trà không chỉ là thức uống quen thuộc được nhiều người ưa thích, mà còn có tác dụng giảm bớt cơn đau dạ dày, giúp hỗ trợ điều trị căn bệnh này tiến triển tốt hơn mà ít ai biết tới.

7 loại trà dưới dây được xem như là phương thuốc có tác dụng điều hòa hệ tiêu hóa, giảm đau dạ dày, ngăn các chứng khó tiêu, đầy bụng.

Trà xanh

Trà xanh luôn được biết tới với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh khả năng bảo vệ tim trước những tổn thương do thiếu máu cơ tim gây ra, trà xanh còn được sử dụng như phương thuốc tự nhiên điều trị tiêu chảy, nhiễm trùng và giảm các vấn đề về dạ dày khác.

Trà xanh cũng được chứng minh với khả năng điều trị loét dạ dày và những vấn đề về tiêu chảy.

 

Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng 1 – 2 cốc (240 – 485ml) mỗi ngày. Bởi uống quá nhiều trà xanh có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như buồn nôn hay đau dạ dày do hàm lượng caffeine cao. Bên cạnh đó, uống trà xanh khi đói sẽ khiến dạ dày khó chịu do axit dạ dày tăng, tạo cảm giác buồn nôn, táo bón...

Trà gừng

Gừng không chỉ là một loại gia vị giúp món ăn ngon hơn mà còn là thảo dược chữa bệnh. Trà gừng có thể giúp ngăn ngừa một loạt các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm cả buồn nôn, đầy hơi, chuột rút và khó tiêu.

 

Cách làm:

Đun sôi rễ gừng trong nước, hoặc nghiền một ít gừng đã bỏ vỏ trong nước sôi từ 10 – 20 phút. Sau đó lọc và thưởng thức hoặc thêm một chút chanh, mật ong tùy sở thích.

Tuy nhiên, cần lưu ý, uống trà gừng quá nhiều có thể gặp không ít rủi ro ngoài ý muốn:

-Khó chịu trong bụng: đầy hơi, ợ nóng, buồn nôn. Để tránh tình trạng này, bạn nên hạn chế lượng gừng xuống khoảng 4mg/ngày.

- Tụt huyết áp: gừng có thể làm giảm huyết áp và loãng máu nên bạn có thể cảm thấy hơi choáng váng sau khi uống trà gừng.

Những tác dụng phụ như ợ nóng hay khó chịu trong bụng có thể khiến bạn lầm tưởng mình bị dị ứng gừng. Tuy nhiên, đây chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể khi bạn ăn thực phẩm có tính nóng như gừng.

Trà bạc hà

 

Trà bạc hà cũng là một loại thức uống giúp chữa chứng ợ nóng hoặc các bệnh về dạ dày, giảm cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, uống trà bạc hà thường xuyên cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, chống lại đầy hơi và ợ hơi.

Cách làm: Đun sôi lá bạc hà tươi hoặc lá bạc hà sấy khô trong nước đến khi cảm nhận được hương thơm thoát ra từ nước.

Trà đen

Trà đen (Black tea) hay còn gọi là Hồng trà (gọi theo cách phân loại của Trung Hoa) là loại trà lên men toàn phần từ lá của cây chè (tên khoa học là Camellia sinensis). Loại trà này khi pha sẽ cho ra màu nước đỏ tùy mức độ oxy hóa khác nhau mà màu nước sẽ đậm nhạt khác nhau, vì vậy, trà đen còn được gọi là hồng trà.

 

Trà đen có công dụng tương tự như trà xanh, đặc biệt là làm dịu dạ dày khó chịu, đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy.

Bạn nên giới hạn sử dụng ở mức 1 – 2 cốc (240 – 485ml/ngày) bởi lượng caffeine quá mức sẽ làm dạ dày khó chịu.

Trà thì là

Thì là là một loại cây thuộc họ cà rốt và có hương vị giống như cam thảo. Trà từ cây hoa này thường được sử dụng để trị một số bệnh như đau dạ dày, táo bón và tiêu chảy.

 

Cách làm: pha 1 muỗn cà phê (2g) hạt cây thì là khô vào 1 cốc nước nóng (240ml). Hoặc ngâm rễ/lá cây thì là trong nước nóng khoảng từ 5 – 10 phút trước khi dùng.

Trà thì là có tác dụng tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và đã được chứng minh làm giảm các chứng buồn nôn, nó cũng có thể làm giảm các triệu chứng kinh nguyệt và thúc đẩy đường ruột.

Trà cam thảo

 

Theo Trung tâm Y tế Langone của Đại học New York, cam thảo có thể giúp ngăn ngừa loét do tác động bảo vệ đến các tế bào tuyến dạ dày, giúp giảm đau dạ dày, đầy bụng và khó tiêu.

Tuy nhiên, rễ cam thảo có một số tác dụng phụ và gây nguy hiểm khi dùng liều lượng lớn. Do đó, nên dùng 1 cốc 240ml mỗi ngày và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trà hoa cúc       

 

Trà hoa cúc được coi là một trong những loại trà nhẹ nhàng nhất. Trà hoa cúc thường được sử dụng để điều trị những vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, say tàu xe, buồn nôn và tiêu chảy.

Cách làm: Ngâm một túi trà có sẵn hoặc 1 thìa cà phê (2 gam) lá hoa cúc khô trong 1 cốc (237ml) nước nóng trong khoảng 5 phút. 

Linh Chi

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/7-loai-tra-de-uong-giup-lam-diu-con-dau-da-day-27678/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY