Nấm
Ảnh minh họa
Nấm tuy chứa rất nhiều dưỡng chất như chất xơ, vitamin, khoáng chất, ít calo, chất béo và giàu chất chống oxy hóa. Nhưng nấm là một thực vật mọc trong điều kiện ẩm ướt ở sát mặt đất hoặc các khu vực có nhiều gỗ, lá mục nên trên thân nấm chứa rất nhiều ký sinh trùng và các vi khuẩn có hại. Vì thế, chỉ khi nấu ở nhiệt độ cao, độc tố, vi khuẩn và các ký sinh trùng mới được tiêu diệt hoàn toàn.
Đậu cove
Ảnh minh họa
Đậu cove là một loại rau rất phổ biến trong cuộc sống. Nó rất giàu chất dinh dưỡng và có thể chế biến bằng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên nhiều người không biết đây chính là loại đậu có độc tính cao. Bởi do đậu cô ve chứa hemagglutinin và saponin. Hai chất độc này có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao, khi nấu chín kỹ sẽ không gây hại cho cơ thể con người sau khi tiêu thụ. Do đó, trước khi ăn đậu cove, hãy nhớ nấu thật chín để tránh ngộ độc thực phẩm.
Cải bó xôi
Ảnh minh họa
Cải bó xôi hay rau bina rau chân vịt là một trong những loại rau xanh chứa nhiều dưỡng chất quý giá, đặc biệt là canxi và sắt - góp phần quan trọng để tăng cường sức khỏe xương khớp, hệ tuần hoàn và đường huyết. Chỉ khi được nấu chín ở nhiệt độ cao, cải bó xôi mới có thể giải phóng hoàn toàn canxi, sắt và các khoáng chất khác như kali, magie để cơ thể hấp thu một cách tốt nhất.
Cà rốt
Ảnh minh họa
Cà rốt chứa lượng lớn vitamin A, C, canxi, sắt, kali và chất xơ mà cơ thể cần. Đồng thời, nó cũng chứa carotemoid - một chất chống oxy hóa tuyệt vời với nhiều tác dụng bổ dưỡng. Tốt cho mắt, tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, giúp xương chắc khỏe
Măng tây
Ảnh minh họa
Trong măng tây chứa một lượng lớn vitamin K và canxi - rất tốt cho xương khớp, ngăn ngừa loãng xương. Trong quá trình nấu ở nhiệt độ cao thì măng tây mới có thể tạo ra lượng dưỡng chất lớn nhất: giải phóng hoàn toàn vitamin K và canxi, tăng 16% các chất chống oxy hóa, gấp đôi hàm lượng phenolic acid giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo.
Khoai tây
Ảnh minh họa
Khoai tây là một trong những loại rau củ cần nấu chín kỹ. Bởi nếu chúng ta ăn khoai tây sống có thể gây ra đầy hơi và các tác dụng tiêu hóa không mong muốn. Vì trong các loại rau củ vì thực phẩm này có chứa tinh bột làm cản trở quá trình tiêu hóa.
Thậm chí, càng nguy hiểm hơn khi khoai tây được lưu trữ thời gian dài ở những nơi ẩm ướt, loại độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nếu một củ khoai tây xuất hiện những đốm màu xanh, tốt nhất bạn nên vứt bỏ.
Bắp cải
Ảnh minh họa
Ăn tươi sống bắp cải có thể gây nhiều vấn đề tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng. Rau họ nhà cải nấu chín không những dễ tiêu hóa mà còn hoạt hóa enzym làm gia tăng các hợp chất chống bệnh tật.
Cà chua
Ảnh minh họa
Cà chua có tới hơn 90% là nước nhưng lại đáp ứng một phần lớn lượng vitamin các nhóm A,B,C mà cơ thể cần trong một ngày cùng lượng khoáng chất dồi dào như kali, canxi, sắt, photpho... Tuy nhiên, trong cà chua cũng có chứa caroten nên cần được nấu chín để phát huy tốt nhất công dụng cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, caroten khi được nấu ở nhiệt độ cao cũng làm tăng hàm lượng lycopene giúp bảo vệ tối đa cho hệ tim mạch.
Theo Lan Anh/Tiêu dùng
Link bài gốc Lấy link
https://tieudung.vn/bao-ve-ntd/8-loa%CC%A3i-rau-cu-cang-na%CC%81u-chi%CC%81n-ca%CC%80ng-co%CC%81-lo%CC%A3i-cho-su%CC%81c-kho%CC%89e-54636.htmlTheo Lan Anh/Tiêu dùng
Chủ đề liên quan:
chất độc trong rau nấu chín rau rau củ nấu chín rau củ nên nấu chín thực phẩm cần nấu chín