1. Mật ong
Theo nghiên cứu của TS Ian Paul, ĐH, Pensylvania, Mỹ mật ong là một phương thuốc trị ho, cảm rất hiệu quả và an toàn. Nguyên nhân là mật ong có tính kháng khuẩn tự nhiên. Mật ong cũng có hoạt chất albumin và axit panthotenic kích thích tái tạo tế bào mới giúp mau lành các tổn thương niêm mạc họng.
2. Tỏi
Trong tỏi có chứa allicin, một loại kháng sinh mạnh có thể chống lại vi khuẩn, virus và nấm. Tỏi có công dụng sát trùng mạnh.
Mỗi ngày bạn nên ăn một tép tỏi sống để giúp tăng sức đề kháng, chống lại virus cúm rất hiệu quả.
3. Súp gà
Trường Đại học Nebraska, Mỹ đã khảo sát 12 nhãn hàng đóng gói sẵn ở Mỹ đã phát hiện trong các sản phẩm súp gà có chứa một loại amino acid cần thiết cho việc phong tỏa các tế bào miễn dịch bị viêm, không cho chúng đi vào cơ thể. Nếu các tế bào này vào cơ thể và tích lũy trong khí quản sẽ gây ra các triệu chứng cảm và cúm liên quan đến cổ họng.
Nếu tự làm súp gà, bạn nên nấu gồm những loại thực phẩm sau: gà, hành củ, khoai tây, củ cải, cà rốt, mùi tây, cần tây, muối và tiêu. Những nguyên liệu này được xem là có dược tính giúp ngăn không cho chảy nước mũi, giảm ho, trị đau họng…
4. Trái cây giàu vitamin C
Các loại trái cây giàu vitamin C như chanh, cam, kiwi hay ớt hỗ trợ sự hình thành kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng chống virus lây nhiễm nên giúp ngăn ngừa cảm cúm.
5. Gừng
Gừng có tác dụng thúc đẩy toát mồ hôi và thường được sử dụng để hạ cơn sốt. Khi bị ngạt mũi do cảm cúm, bạn cũng có thể ăn gừng cũng như các loại gia vị cay như quế, rau mùi, chúng sẽ giúp thu nhỏ mạch máu trong mũi và cổ họng để tạm thời làm giảm tắc nghẽn ở mũi và họng.
6. Sữa chua
Trong sữa chua có probiotics giúp tập hợp các vi khuẩn có lợi trong dạ dày và ngăn chặn các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể gây bệnh, trong đó có bệnh cúm.
Mỗi ngày chúng ta nên ăn 200g sữa chua sẽ giúp cung cấp đủ lượng probiotics cho cơ thể.
7. Trà xanh
Trong trà xanh có chất chất epigallocatechin-gallate (gọi tắt là EGCG. Virus cúm có thể bị tiêu diệt ngay khi gặp chất EGCG. Đặc biệt EGCG có khả năng ngăn virus cúm lây lan trong nhiều giai đoạn. Bên cạnh đó, EGCG còn có khả khả năng chống lại những chủng virus kháng thuốc trị cúm thông thường.
8. Thịt nạc
Trong thịt có chứa nhiều kẽm có tác dụng trực tiếp khống chế sự sinh sôi nảy nở của virus cúm, đồng thời làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Kẽm được đặt cho biệt danh là “khắc tinh của virus”. Ngoài thịt nạc, kẽm còn có nhiều ở gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng…
Lê Hường
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: