Dinh dưỡng hôm nay

8 món cháo dễ nấu, dễ tìm nguyên liệu có tác dụng tuyệt vời đối với người đau dạ dày

Điều trị tận gốc bệnh dạ dày đòi hỏi thời gian dài và lòng quyết tâm cao. Trong đó, ăn uống có tác dụng rất quan trọng. Sau đây là các món cháo cực kỳ tốt đối với bệnh nhân mắc chứng đau dạ dày.

Những món cháo tốt cho người đau dạ dày:

Cháo hạt sen

Cháo hạt sen rất tốt cho bệnh nhân dạ dày. Bởi sau khi nấu chín mềm, hạt sen rất dễ tiêu hóa. Đồng thời, nó còn có những dưỡng chất giúp phục hồi vết tổn thương ở vùng niêm mạc dạ dày. Nhờ đó có thể giúp bệnh nhân có cảm giác nhẹ nhàng sau khi ăn. Bên cạnh đó, hàm lượng chất chống oxy hóa trong hạt sen còn giúp chống viêm khiến vết loét không bị lan rộng. Với món cháo này, bệnh nhân nên ăn vào buổi sáng và liên tục trong nửa tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cháo lạc đậu đỏ

Cháo lạc đậu đỏ rất giàu dinh dưỡng nên có thể bổ sung năng lượng cho cơ thể. Hơn nữa, lạc và đậu đỏ đều là những thực phẩm có tác dụng làm lành những tổn thương ở vùng niêm mạc dạ dày. Do đó, bệnh nhân nên ăn món này từ 3 – 4 lần/tuần vào buổi sáng.

Cháo thịt bằm gừng tươi

Đây cũng là một món cháo có lợi với bệnh nhân dạ dày bởi gừng tươi có khả năng kháng viêm cực tốt. Đồng thời, vị cay nhẹ còn giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Ăn cháo gừng tươi còn giúp làm ấm bụng nên có thể giúp giảm cơn đau dạ dày hay cơn buồn nôn do rối loạn tiêu hóa gây ra. Bệnh nhân nên ăn mỗi ngày và liên tục trong nữa tháng. Tuy nhiên, các mẹ không nên ăn vào trưa với tối và chỉ nên cho một ít gừng vừa phải vì gừng có tính cay, nếu dùng nhiều sẽ gây kích ứng dạ dày.

Cháo thịt heo cải bó xôi

Trong cải bó xôi có chứa vitamin A, C, E, D, K cùng canxi và omega3 nên có thể làm sạch đường tiêu hóa, kháng viêm và bảo vệ vùng niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn HP. Còn thịt lợn lại có nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Vì thế, nếu kết hợp hai thực phẩm này với nhau sẽ rất tốt cho dạ dày. Món này các mẹ nên ăn lúc còn nóng và ăn trong nửa tháng.

Cháo táo đỏ

Táo đỏ từ lâu đã được biết đến với công dụng bồi bổ sức khỏe và bổ máu. Với bệnh nhân đay dạ dày, táo đỏ có thể loại bỏ độc tố ra khỏi hệ tiêu hóa và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Với món này thì các mẹ nên ăn liên tục trong 1 tuần nhưng nếu có bị tiểu đường và béo phì thì các mẹ nhớ đừng thêm đường vào nha..

Cháo bí đỏ, đậu xanh

Bí đỏ rất giàu dinh dưỡng và có thể làm giảm cơn đau dạ dày, phòng táo bón hiệu quả. Còn đậu xanh thì lại có thể thanh nhiệt, thải độc và cải thiện khả năng tiêu hóa. Do đó, người mắc bệnh dạ dày nên ăn cháo bí đỏ đậu xanh thường xuyên trong suốt 1 tuần để cải thiện hệ tiêu hóa, phòng cơn đau tái phát.

Cháo nấm hương

Đau dạ dày nên ăn cháo nấm hương vì trong nấm hương có rất nhiều axit amin giúp phòng ngừa ung thư và phục hồi những tổn thương. Hơn nữa, nấm hương còn có tác dụng phòng rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày. Các mẹ có thể ăn 3 bữa/ngày và ăn liên tục trong 1 tuần hoặc ăn 1 bữa/ngày đều được nha.

Cháo dạ dày, lá lách heo

Các cụ vẫn có câu ‘ăn gì bổ nấy’ mà, nên là người đau dạ dày hoàn toàn có thể dùng dạ dày và lá lách để chữa bệnh. Bởi, trong dạ dày và lá lách heo có các dưỡng chất thiết yếu giúp phục hồi vết loét ở vùng niêm mạc dạ dày.

Lời khuyên về ăn uống dành cho người bị đau dạ dày:

Điều trị tận gốc bệnh dạ dày đòi hỏi thời gian dài và lòng quyết tâm cao. Trong đó, ăn uống có tác dụng rất quan trọng. Sau đây là một số lời khuyên cho người bị đau dạ dày:

– Kiêng dùng các đồ uống có vị chua: Không nên uống nước chanh, nước mơ, nước dứa vì chúng có tính kích thích dạ dày tiết dịch axit, làm niêm mạc dạ dày bị tổn hại, khiến khó lanh vết thương. Các loại đồ uống có cồn cũng làm tăng nồng độ axit trong dạ dày khiến chỗ viêm loét nặng thêm. Trong dạ dày sẽ sinh khí nếu bạn uống nước có ga, làm phình trướng nên dễ bục dạ dày nếu vết loét nặng.

– Hết sức chú ý việc ăn: Không nên ăn quá no, khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì khi nhai sẽ tăng sự bài tiết của nước bọt, có tác dụng làm giảm và bão hoà axit trong dạ dày. Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo, mỳ, cơm nhão. Bổ sung chất protit với một lượng thích hợp có tác dụng làm giảm bớt và bão hòa axit như: Sữa bò, trứng gà, thịt nạc, tôm, cá, các loại thức ăn làm bằng đỗ.

– Bị đau bao tử nên ăn gì? Ăn các loại rau tươi, hoa quả sẽ cung cấp lượng vitamin A, B, C có tác dụng làm lành chỗ loét. Không nên ăn các loại thức ăn cứng và nhiều xơ như quả khô, rau cần, hẹ, rau dưa, măng… Không nên ăn những thứ có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày như thức ăn cay, thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường, giấm, hành, gừng, hành tây…

– Nên ăn những thức ăn hấp, ninh: Không nên dùng những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm vì chúng khó tiêu hóa, đọng lại trong dạ dày lâu, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, mất vệ sinh, thức ăn đã biến chất khiến triệu chứng đau dạ dày nặng hơn.

– Giữ tinh thần luôn vui vẻ: Không nên quá mệt mỏi và căng thẳng, không nên hút thuốc lá, hạn chế dùng thuốc giảm đau. Người bệnh trên 45 tuổi cần lưu ý kiểm soát ung thư dạ dày.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/8-mon-chao-de-nau-de-tim-nguyen-lieu-co-tac-dung-tuyet-voi-doi-voi-nguoi-dau-da-day-28894/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY