Các cuộc họp cần tạo ra giá trị cho nhân viên, chẳng hạn như lên ý tưởng, đề xuất và quyết định nhiệm vụ quan trọng hoặc điều phối công việc. Nếu với mục đích khác không rõ ràng, hãy bỏ qua và không nên làm mất thời gian của nhân viên. Đồng thời, kiểu sếp kém năng lực sẽ không thể chủ trì một cuộc họp hiệu quả mà luôn khiến không khí uể oải, rệu rã.
Ví dụ một ông sếp nói "Hãy đạt KPI vào trước quý 4 năm nay." Câu mệnh lệnh này nghe có vẻ rất truyền động lực nhưng lại thiếu đi sự rõ ràng. KPI nào, các phòng ban hoạt động ra sao, khoảng thời gian chính xác nào sẽ chốt doanh thu... Nếu chỉ ra yêu cầu chung chung, mơ hồ thì chính nhân viên cũng chẳng thể tìm được con đường đi tốt nhất.
Mặt khác, việc đưa xuống quá nhiều thông tin sẽ có thể khiến nhân viên bị loạn. Nhất là khi sếp không công khai với toàn bộ tập thể mà truyền đạt từ người này sang người khác. Ngoài ra, cung cấp nhiều thông tin sẽ làm cho ý tưởng của nhân viên không còn được thoải mái mà bị gò ép trong vô vàn khuôn khổ.
Nhiều ông sếp hay lấy lý do bận bịu và không thể trả lời các giải đáp của nhân viên. Tuy nhiên, nếu là người chuyên nghiệp thì bạn cần uỷ thác nhiệm vụ hồi đáp thắc mắc cho thư ký, trợ lý hoặc một ai đó. Khi nhân viên không nhận được phản hồi, họ rất dễ sinh ra chán nản và làm việc không hiệu quả.
Những người lãnh đạo nhúng tay quá nhiều vào từng tiểu tiết thường sẽ không được lòng nhân viên và ngay cả tập thể cũng khó phát triển tốt. Nó làm giảm tham vọng của cấp dưới vì họ luôn sợ rằng nếu thực hiện không đúng ý sếp sẽ bị khiển trách. Chính vì thế hãy tin tưởng nhiều hơn ở nhân viên và uỷ thác trách nhiệm hợp lý cho họ.
Không ai nói cảm xúc là hoàn toàn xấu hay lý trí chắc chắn tốt. Tuy nhiên việc đặt quá nhiều tâm tư tình cảm vào công việc sẽ khiến bạn khó lãnh đạo tốt nhân viên. Nhiều kẻ sẽ luôn muốn nịnh bợ sếp để đạt được sự thăng quan tiến chức, trong khi người khác "cao tay" hơn sẽ dẫn dắt cách sếp lãnh đạo dựa vào lời nói, tâm lý. Vậy nên, chúng ta hãy làm việc với một người có đầu lạnh và óc phán đoán tốt, nắm bắt tình hình nhạy bén hơn là dùng cảm tính để xử lý nhiệm vụ.
Quả thực, thiếu quyết đoán còn đáng sợ hơn là sai lầm. Bởi qua sai lầm thì chúng ta mới rút ra được nhiều bài học đắt giá, ngược lại thiếu quyết đoán chỉ làm mất thời gian và dấy lên nỗi sợ trong lòng mọi người. Sự quyết đoán còn là tố chất giúp phân biệt đâu mới là vị lãnh đạo tài ba và đâu chỉ là kiểu sếp kém cỏi.
Đặc điểm xấu này là sự tổng hoà của thiếu quyết đoán và bị cảm xúc chi phối. Người sếp thay đổi mọi thứ liên tục sẽ chẳng thể biết điều gì thực sự phù hợp với anh ta lẫn toàn tập thể. Chỉ cần có bất cứ một ý kiến nhỏ cũng nhiều khả năng làm anh ấy thay đổi suy nghĩ, lựa chọn lại. Người sếp như vậy sẽ làm nhân viên thất vọng vì luôn phải thực hiện nhiều lần một cách mơ hồ, vô vọng.
Mọi người đều có sai lầm, và có vẻ như rất dễ dàng để chỉ ra khuyết điểm của họ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa sếp luôn luôn chỉ trích, phê bình nhân viên. Một lãnh đạo tốt sẽ biết khích lệ đúng nơi đúng lúc để ai nấy đều thấy thoải mái và phấn đấu hết mình cho công việc.
Tham khảo B.I
Chủ đề liên quan:
lấy lý do mất thời gian người lãnh đạo người lãnh đạo tốt tâm tư tình cảm thăng quan tiến chức thay đổi suy nghĩ Triết lý công sở