Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

90% người Việt đang ăn cơm sai cách!?

Đa số chúng ta đều cho rằng ăn thật nhiều cơm và đồ bổ sẽ tốt cho sức khỏe, nhưng mới đây các nhà khoa học đã phát hiện tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng cùng một lúc không hề tốt cho sức khỏe. Vậy làm sao biết được bạn có đang ăn đúng cách hay không

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, có đến 70% bệnh tật đều bắt nguồn từ sai lầm trong cách ăn uống. Do đó để bảo vệ sức khỏe không chỉ cần biết lựa chọn thức ăn mà bạn còn phải học ăn đúng cách.

Theo WHO có đến 70% bệnh tật đều bắt nguồn từ sai lầm trong cách ăn uống

Đa số người Việt có thói quen “thúc ép” nhau ăn thật nhiều trong bữa cơm, nhưng đây lại là thói quen ăn uống sai lầm. Vì ăn nhiều, ăn uống “thả ga” các loại sơn hào hải vị không hẳn đã tốt cho sức khỏe.

Theo nhà khoa học Julie Madison thuộc sở nghiên cứu NIA (Mỹ) đã thực hiện nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng và đã đưa ra kết luận rằng, ăn thật nhiều và tiêu thụ thật nhiêu chất dinh dưỡng không hề tốt cho sức khỏe như nhiều người vẫn đang nghĩ. Nhưng ngược lại, nếu bạn biết cách điều chỉnh và cân bằng lượng thức ăn với lượng vừa đủ, không chỉ tránh tình trạng thừa cân, mà còn tốt cho đường ruột và tăng tuổi thọ.

Chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ - Susan Roberts hiện đang làm việc tại trường Đại học Turts đã thực hiện nghiên cứu cùng với một số đồng nghiệp. Nghiên cứu này được thực hiện khảo sát trên 218 người trong nhóm tuổi trưởng thành (21-50 tuổi), và đã phát hiện những đối tượng sử dụng lượng dinh dưỡng vừa đủ giúp hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư xuồng còn 25%, đồng thời đề kháng insulin cũng giảm xuống đến mức 40% giúp giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường và ổn định huyết áp, so với những người có chế độ dư chất dinh dưỡng.

Nghiên cứu trên cũng đồng thời chứng minh được rằng, chỉ cần giảm lượng thức ăn xuống đến mức cân bằng và vừa đủ, sẽ không chỉ tăng sức đề kháng, mà còn kéo dài tuổi thọ và ngăn chặn quá trình lão hóa. Vậy để hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ trong mỗi bữa cơm, bạn cần phải làm gì?

1. Dùng canh trước khi ăn cơm

Nên dùng canh trước khi ăn cơm

Dùng canh trước khi ăn cơm là một cách làm bạn nhanh no, giảm cảm giác thèm ăn và ngăn chặn việc ăn quá nhiều. Đồng thời theo các chuyên gia dinh dưỡng nên uống canh trước bữa ăn, mặc dù ăn cơm chung với canh giúp ta dễ nuốt hơn nhưng lại làm cơm và thức ăn chưa được nhai kỹ đã trơn tuột rơi xuống dạ dày.

Bên cạnh đó thức ăn khi được nhai ở miệng sẽ tiết ra một loại enzyme có trong nước bọt có chức năng hộ trợ giúp quá trình tiêu hóa và chuyển hóa chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Nên nếu dùng cơm chung với canh sẽ vừa làm loãng thức ăn khiến hệ tiêu hóa không hấp thụ hết dưỡng chất, vừa gây đau dạ dày.

2. Nhãi kỹ nuốt chậm

Theo các nhà khoa học việc dạy dày truyền tin cho não rằng bạn đã no phải mất khoảng từ 20-30 phút. Do đó việc ăn nhanh, ăn hấp tấp vô tình làm bạn có cảm giác vẫn chưa no và muốn tiếp tục ăn thêm, dẫn đến tình trạng chướng bụng sau khi ăn.

Khi ăn phải nhai kỹ và nuốt chậm

Nhưng nếu nhai kỹ và ăn chậm sẽ giúp não bộ kịp thời phát hiện bạn đã no chưa để phát đi tín hiệu. Nhờ đó thức ăn sẽ vừa được hấp thụ triệt để vừa giả lượng thức ăn tiêu thụ mỗi ngày.

Ngoài ra một vài nghiên cứu còn phát hiện việc nhai, làm khí huyết trong não bộ lưu thông giúp não hoạt động hiệu quả hơn. Đồng thời động tác nhai còn kích thích hệ thần kinh giao cảm từ đó ổn định chuyển hóa, và nhất là giúp bạn nhớ lâu và sáng tạo hơn. Như cha ông ta có từ “nghiền ngẫm”, chỉ có nghiền nhai cho kỹ, thì mới no và nghĩ cho sâu.

3. Rời bàn ngay sau khi cảm thấy no

Nhiều người cho rằng thói quen rời bàn sau khi no là “thiếu tôn trọng”, do đó thường đợi cho đến khi tất cả mọi người dùng cơm xong mới chịu rời bạn. Nhưng theo nhiều nhà tâm lý cho rằng, bạn nên rời bàn ngay sau khi cảm thấy no vừa đủ. Vì nếu vẫn muốn “níu kéo” ngồi lại bạn, thức ăn sẽ lại kích thích và khiến bạn tiếp tục ăn.

Do đó, khi cảm thấy đã nó hãy lịch sự chào mọi người rằng mình đã dung xong và có thể rời bàn. Nếu trong nhiều trương hợp khó xử tốt nhất bạn nên nhai một viên kẹo cao su để tránh việc ăn thêm.

4. Tiếc cơm thừa

Tâm lý của rất nhiều gia đình Việt đó chính là “ăn ráng”, dù bụng đã no nhưng nhìn thấy thức ăn thừa còn trên bàn lại cảm thấy lãng phí và cố ăn hết. Do đó sau khi “chén” tất cả tuy no nê nhưng không hề hay biết dạ dày lại đang phải làm việc cật lực và nhất là cơ thể rơi vào tình trạng thừa dinh dưỡng.

5. Chọn thức ăn chứa nhiều vitamin và nước

Các loại rau xanh, trái cây và củ quả đều rất tốt cho cơ thể vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đồng thời đây cũng là thức ăn giúp ta nhanh đầy bụng và chiếm diện tích rất lớn trong dạ dày. Do đó bạn nên sử dụng nhiều loại thực phẩm này.

Các loại rau xanh, trái cây và củ quả đều rất tốt cho cơ thể vì chứa nhiều vitamin và khoáng chất

Tránh sử dụng những thức ăn khô, quá ít vitamin như các loại bánh mì và bánh ngọt. Tuy những thức ăn này ngon lành, dễ ăn, khiến bạn ăn nhiều hơn nhưng nó chỉ mang lại cảm giác no mà giá trị dinh dưỡng lại rất thấp.

Việc hạn chế ăn và ý thức được bao nhiêu là đủ sẽ giúp tạo một thói quen giúp thận, huyết quản, hệ miễn dịch hoạt động ổn định và hiệu quả hơn. Từ đó giúp kéo dài tuổi thọ, làm chậm quá trình lão hóa và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

6. Khoảng cách giữa các bữa ăn chính phải từ 4-6 tiếng

Theo một nghiên cứu đã phát hiện khoảng cách giữa các bữa ăn quá ngắn cũng là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày, vậy nên việc theo dõi thời gian ăn cơm vô cùng cần thiết.

Khoảng thời gian tốt nhất giữa các bữa với nhau theo các chuyên gia dinh dưỡng là là từ 4-6 tiếng, vì đây chính là thời gian đủ để dạ dày làm việc chuyển hóa, hấp thụ và tiêu hóa hết chất dinh dưỡng.

7. Ăn quá nhanh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng trung bình bữa ăn sáng cần mất trung bình từ 15-20 phút, còn bữa trưa và tối mất khoảng 30 phút. Do đó để bảo vệ cho sức khỏe bạn cần tuân thủ theo đúng khoảng thời gian này, tránh việc ăn quá nhanh và vội gây áp lực lên hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.

Để bảo vệ cho sức khỏe bạn cần tuân thủ theo đúng khoảng thời gian này, tránh việc ăn quá nhanh và vội gây áp lực lên hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày.

Cuộc sống công nghiệp đa số chúng ta đều tranh thủ nhanh nhất có thể, nhưng “có thực mới vực được đạo” bữa ăn luôn là quan trọng, đủ chất và nhai kỹ là những thói quen giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

8. Mỗi ngày nên ăn trên 12 loại thực phẩm khác nhau

Đa dạng thức ăn là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất giúp cho sự trao đổi chất của cơ thể hoạt động tốt hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thực đơn hằng ngày của một bữa ăn nên bao gồm đầy đủ các loại rau xanh, ngũ cốc, hoa quả, các loại thịt đỏ và thịt trắng, sữa, đậu,...

Mỗi ngày hãy cố gắng ăn trên 12 loại thực phẩm khác nhau vừa là một cách tránh thừa chất vừa làm bữa ăn thêm phong phú và hấp dẫn.

9. Thường xuyên thay đổi thức ăn

Bạn nên thay đổi các món ăn liên tục để tránh sự nhàm chán. Cùng là tinh bột nhưng bạn vẫn có thể thay thế bằng nhiều cách khác nhau như cơm, cháo, mì hoặc những thức ăn khác có hàm lượng và thành phần dinh dưỡng tương đương nhau.

Bạn nên thay đổi các món ăn liên tục để tránh sự nhàm chán

Các loại thịt và rau củ cũng vậy nên cần lần lượt thay đổi, để đảm bảo bữa ăn vừa đủ chất nhưng không chàm chán.

10. Ăn cơm phải ăn tron lúc còn nóng

Nhiệt độ thích hợp để đưa thực phẩm vào cơ thể đó là từ 10-40 độ C, tránh dùng thức ăn khi còn quá nóng (trên 60 độ C). Theo các chuyên gia nếu thức ăn vượt quá 65 độ C khi đi vào cơ thể không chỉ gây bỏng mà còn tổn thương thực quản. Do đó, cơm, canh hay các món ăn nên để nguội vài phút trước khi dùng.

Ăn uống là quan trọng, vậy nên bạn cần biết ăn đúng cách để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt chú ý không nên ăn quá nhanh và quá nhiều bạn nhé!

Simon

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/90-nguoi-viet-dang-an-com-sai-cach-26100/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY