Dinh dưỡng hôm nay

Ai không nên ăn sò huyết?

Sò huyết là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao, thường được chế biến thành nhiều món ăn như cháo sò huyết, sò huyết rang me… thơm ngon bổ dưỡng rất được lòng các thực khách. Nhưng không phải lúc nào sò huyết cũng phù hợp với mọi người. Vậy những ai không nên ăn sò huyết

Trong tất cả các loại như sò lông, sò dưỡng, sò vẹo thì sò huyết là loại hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, khi chứa nhiều chất đạm, nhiều khoáng, nhưng lại ít mỡ chính vì thế được nhiều người ưu chuộng và chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.

Sở dĩ sò huyết được tin dùng là do chúng có giá trị dinh dưỡng vô cùng phong phú khi có chứa nhiều magiê, kẽm, omega-3 cao, cùng nhiều khoáng chất cần thiết khác. Dẫn chứng cho thấy chỉ 100g sò huyết có thể chứa đến 81,3g moisture, 11,7g protein, 1,2g lipid, 71,2 Kcal, cùng các vitamin A, B1, B2, C và nhiều khoáng chất quan trọng nữa.

Còn theo Đông y, sò huyết được xếp là loại hải sản có tính ấm, vị ngọt, không độc hại nên có tác dụng bổ huyết, kiên vị, chuyên trị chứng huyết hư, thiếu máu, hay bệnh viêm loét dạ dày tá trạng và các vấn đề về tiêu hóa kém.

Trong 100g sò huyết có thể chứa đến 81,3g moisture, 11,7g protein, 1,2g lipid, 71,2 Kcal, cùng các vitamin A, B1, B2, C và nhiều khoáng chất quan trọng nữa.

Các cách chữa bệnh với sò huyết

Chỉ cần chuẩn bị 100g thịt sò huyết tươi ninh thật nhừ với 100g lá hẹ là bạn đã có cho mình món ăn bổ dưỡng giúp thanh nhiệt, giải độc. Món ăn này phù hợp với những đối tượng có cơ thể suy nhược hay mắc bệnh lao phổi, nên sử dụng 2 lần trong ngày sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

Sò huyết là loại hải sản rất hữu ích khi có thể hỗ trợ điều trị các căn bệnh khác nhau chỉ với các cách vô cùng đơn giản và hiệu quả.

Để chữa chứng tăng huyết áp, hay béo phì có thể lấy 100g thịt sò huyết kết hợp cùng 100g thảo quyết minh nấu đến khi chín thì có thể sử dụng được. Chỉ nên ăn một lần trong ngày.

Đối với những phụ nữ trong giai đoạn hành kinh và ra máu rất nhiều khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, để giảm triệu chứng đó các bạn có thể sử dụng 100g thịt sò huyết nấu cùng với 50g thịt lợn, chú ý sử dụng món này trước khi hành kinh sẽ rất hiệu quả.

Bạn có biết vỏ sò huyết cũng có công dụng trị được chứng bệnh đau dạ dày và ợ chua. Và cách thực hiện rất đơn giản là bạn chỉ cần lấy vỏ sò huyết tán bột uống cùng với nước ấm, ngày có thể sử dụng khoảng 12 đến 20g, mỗi ngày một lần và uống trước bữa ăn.

Để có được bột từ vỏ sò huyết bạn có thể thực hiện bằng cách: Lấy vỏ rửa sạch, đập nát ra nhiều mảnh cho vào nồi đất đậy kín, sau đó đem nung đến khi đỏ hồng. Khi vỏ sò huyết đã nguội hẳn bạn chỉ cần lấy ra tán nhỏ và nghiền thành bột mịn. Hoặc có thể lấy vỏ sò huyết được nung đỏ hồng cho vào giấm rồi đem tán thành bột.

Điều cần biết khi ăn sò huyết

Mặc dù, sò huyết là loại hải sản giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đồng thời có nhiều công dụng điều trị các chứng bệnh thông thường, nhưng thực tế cho thấy không phải ai cũng sử dụng được sò huyết, vì nếu sử dụng không đúng đối tượng và sai cách sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Sò huyết là loại hải sản sống trong môi trường bùn nước, nên khả năng nhiễm các loại vi khuẩn, vi rus gây ra các chứng bệnh như viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, nhiễm giun hãy E.coli là điều không thể nào tránh khỏi. Chính vì thế, những đối tượng có cơ địa dễ dị ứng cùng với hệ tiêu hóa kém không nên sử dụng sò huyết nếu không có thể dẫn đến ngộ độc, nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Sò huyết là loại có mức độ retinol rất cao, và đây là chất có liên quan đến dị tật bẩm sinh trong cơ thể. Vì thế, những người phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên ăn sò huyết, để tránh nguy hiểm cho bản thân và thai nhi về sau.

Cũng giống như những phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ cũng là đối tượng không được khuyến khích sử dụng sò huyết. Bởi đối với trẻ nhỏ hệ tiêu hóa của chúng còn non yếu chưa có sự phát triển hoàn thiện, nếu ăn phải sò huyết chưa qua chế biến kỹ càng sẽ rất dễ dẫn đến ngộ độc.

Sò huyết là loại hải sản rất dễ nhiễm các loại vi khuẩn, vi rus gây ra các chứng bệnh như viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, nhiễm giun hãy E.coli là điều không thể nào tránh khỏi.

Nếu cơ thể bị ngộ độc bởi sò huyết bạn có thể căn cứ vào những biểu hiện sau để nhận biết và nhanh chóng xử lí kịp thời:

- Nổi mề đay

- Đỏ bừng mặt

- Phù mạch

- Sổ mũi và hắt xì hơi liên tục

- Ngứa mắt, mũi hoặc ngứa toàn thân

- Tróc da tay chân

Các món ăn chế biến với sò huyết

1. Sò huyết nướng than hồng

Có nhiều cách chế biến sò huyết nhưng cách đơn giản nhất là bạn có thể đặt trực tiếp chúng lên bếp than hồng và nướng cho đến khi sò huyết mở miệng, nước ngọt trong sò chảy ra, thịt sò săn lại. Lúc đó bạn có thể lấy thịt ra ăn nóng cùng với muối, tiêu, chanh ớt và rau răm.

2. Cháo sò huyết

Nguyên liệu:

- 200g gạo tẻ

- 500g sò huyết tươi

- 1 quả trứng muối

- Gừng

- Hành

- Gia vị

Cách thực hiện:

Sò huyết mua về bạn cần ngâm trong nước trong khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lớp bùn đất bên ngoài, vớt ra để ráo. Nấu nồi nước sôi rồi cho sò huyết vào khoảng 5 phút cho sò mở miệng thì vớt ra lấy thịt. Phần thịt sò huyết bạn tiến hành xào chung với dầu ăn và gia vị cho thơm. Riêng phần gạo tẻ bạn đem nấu nhừ thành cháo, khi cháo đã chín, cho trứng muối cùng sò huyết vừa xào vào nồi, khuấy đều là có thể dùng được.

3. Sò huyết xào mì

Sò huyết xào mì là món rất giàu dinh dưỡng, dể ăn nhưng lại không quá phức tạp khi thực hiện.

Nguyên liệu:

- 100g mì

- 100g sò huyết

- Cà chua

- Nấm rơm

- Hành tây

- Gia vị

Cách thực hiện:

Bạn lấy thịt sò huyết xào cùng với cà chua và nấm rơm thái nhỏ. Đối với nguyên liệu còn lại bạn cần phi thơm tỏi và cho mì luộc sơ với nước vào xào và nêm ít gia vị cho vừa ăn. Cho mì ra dĩa và cuối cùng cho nước sốt cà chua, nấm và sò huyết lên trên cùng. Trộn đều và dùng khi còn nóng, để ngon hơn bạn có thể ăn cùng một ít tương ớt.

4. Sò huyết sốt me

Nguyên liệu:

- 1kg sò huyết

- 300g me chín

- Gia vị

Cách thực hiện:

Sò huyết đem rửa sạch, để ráo nước sau đó hấp chín và lấy thịt để riêng. Me chín bạn đem bỏ hạt xào chung với dầu ăn cho nón, nêm gia vị vừa ăn sau đó cho phần sò huyết đã tách thịt vào đảo đều. Tắc bếp là có thể thưởng thức được.

5. Sò huyết xào bơ tỏi

Nguyên liệu:

- 0,5kg sò huyết

- Tỏi

- Gia vị

- Rau răm

Cách thực hiện:

Sò huyết rửa sạch, để ráo. Tỏi lột vỏ băm nhỏ sau đó phi thơm với dầu ăn cho vàng đều. Sau đó cho sò huyết vào xào chung, đảo liền tay cho sò huyết chín đều, nêm gia vị cho vừa ăn, sau đó tắt bếp, cho ra dĩa, cuối cùng cho rau răm thái nhỏ lên trên. Đây là món ăn rất được nhiều người ưa thích, có thể dùng chung với bia.

Công dụng của sò huyết là rất lớn, nên chúng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng được. Chính vì thế, trước khi sử dụng sò huyết bạn cần tìm hiểu kỹ xem những ai không nên ăn sò huyết, từ đó cẩn trọng trong chế biến để không gây hại cho gia đình mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Thiện Thanh

Theo Tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/ai-khong-nen-an-so-huyet-26077/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY