Nhữn lợi ích mà cà tím mang lại cho bạn
Ăn cà tìm phòng ngừa ung thư:
Cà tím có tác dụng đặc biệt trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư đại tràng, vì cà tím chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Chất xơ trong cà tím khi di chuyển qua đường tiêu hóa, có xu hướng hấp thụ độc tố và hóa chất có thể gây ra bệnh ung thư ruột kết.
Bên cạnh đó, cà tím có khả năng phòng ngừa những căn bệnh ung thư khác vì nó còn chứa nhiều chất chống ôxy hóa, có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Cải thiện hệ tim mạch:
Cà tím là loại rau củ có lượng vitamin P kỷ lục. Mỗi 1.000g cà tím có chứa 7.200mg vitaminh P. Đây là loại vitamin chủ yếu trong việc làm tăng cường sự dẻo dai của các mạch máu và giảm bớt lượng cholesterol.
Lượng vitamin P trong cà tím có thể giúp phòng ngừa được bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch. Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn cà tím là một trong những biện pháp hàng đầu để giảm cholesterol trong máu.
Tốt cho hệ tiêu hóa:
|
Cà tím là một loại quả rất tốt cho hệ tiêu hóa. |
Trong cà tím có một lượng dinh dưỡng cao, phơi khô cà tím dùng làm thuốc giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày, cà tím hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày và chữa đau bụng do tiêu hóa.
Kiểm soát bệnh tiểu đường:
Do hàm lượng chất xơ cao và lượng carbohydrate hòa tan thấp, cà tím là một thực phẩm lý tưởng dành cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Những khoáng chất và dinh dưỡng trong cà tím cũng khiến chúng hữu ích như một “bộ điều chỉnh” hoạt động của glucose và insulin trong cơ thể, giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, cà tím cũng có tác dụng lợi tiểu, chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong điều trị bệnh thận. Các nghiên cứu trên những động vật cho thấy, nước ép cà tím giúp ngăn chặn bệnh động kinh.
Tác hại của cà tím nếu sử dụng sai cách
Tuy là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cà tím không dành cho tất cả mọi người, những người không nên ăn cà tím:
- Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày, yếu mệt hay thể trạng kém đặc biệt không nên ăn nhiều và thường xuyên.
- Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.
- Một thông tin vô cùng quan trọng khác đã được các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận. Đó là cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn chú ý nấu chín cà tím trước khi ăn.
Để loại bỏ hoàn toàn những chất độc có trong cà tím và biến thực phẩm này thành món ăn ngon miệng, bổ dưỡng cho sức khỏe, các bà nội trợ cần lưu ý chế biến đúng cách như sau:
Nên ăn cả vỏ:
|
Khi ăn cà tím nên ăn cả vỏ vì nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết |
Vỏ cà tím có chứa rất nhiều các loại vitamin nhóm B và C có lợi cho sức khỏe. Hơn thế nữa, nó còn là khắc tinh của các loại độc tố có trong cà tím, giúp hạn chế sự ảnh hưởng của những chất độc này với cơ thể. Vỏ cà khá mềm, dai và tạo hương vị riêng cho món ăn. Chính vì vậy, khi chế biến, không nên bỏ vỏ cà tím, mà nên để nguyên vỏ và sử dụng.
Không nên nấu cà tím ở nhiệt độ quá cao:
Trong cà tím chứa rất nhiều vitamin nhóm A, B, C, PP… và các chất khoáng. Chế biến ở nhiệt độ cao, các chất khoáng sẽ bị mất đi và chuyển hóa thành các chất không có lợi cho cơ thể. Trong khi đó, các vitamin sẽ bị hao hụt đến hơn 50%.
Không nên nấu cà tím ở nhiệt độ quá cao vì nó sẽ sinh ra các chất không có lợi cho cơ thể |
Theo một số nghiên cứu khoa học gần đây, protein có trong cà tím khi chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin gây ra các triệu chứng như ngứa da, ngứa miệng. Để tránh gặp tình trạng này, bạn nên hầm thật nhừ cà ở nhiệt độ nhỏ, và nấu thật kỹ trước khi sử dụng.
Ngâm kỹ cà trước khi chế biến:
Cà có vị đắng và chất nhựa gây hại cho cơ thể. Chính vì vậy, để loại bỏ hết vị đắng và các chất độc hại, bạn nên ngâm kỹ cà đã thái lát bằng nước muối pha loãng để loại bỏ nhựa, vị đắng cũng như các độc tố.
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, trong cà tím có chứa solanine có thể gây độc cho cơ thể. Chất này khó hòa tan trong nước bình thường nhưng lại bị hòa tan trong môi trường a-xít chua. Vì vậy, để loại bỏ hết độc tố này, bạn nên ngâm cà bằng giấm trước khi chế biến hoặc cho trực tiếp giấm khi nấu món ăn.
Không nên ăn quá nhiều cà tím:
Trong cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g. Để tránh độc, chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100-200g bằng cách nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
5. Thêm gừng khi chế biến
Nhiều người nghĩ rằng cà tím là thực phẩm nóng nhưng thực chất nó lại là nhóm thực phẩm có tính hàn khá cao.
Nhất là vào cuối thu, đầu đông, tính hàn này càng lớn, cà tím còn chứa vị đắng, vì vậy khi chế biến không nên kết hợp với các thực phẩm lạnh mà nên thêm một vài lát gừng.
Những người đang bị đau dạ dày hay các bệnh về tiêu hóa nên hạn chế sử dụng thực phẩm này.
Ngân Trần
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: