Có xuất xứ từ miền Đông của Bắc châu Mỹ, thành phần vitamin A của đu đủ (khi chín) dồi dào hơn so với cà rốt, nhiều vitamin C hơn trái cam và nhiều vitamin E, chất chống lão hóa. Để có thể tận dụng hết giá trị của đu đủ, các nhà khoa học khuyên bạn hãy ăn khi đu đủ còn tươi chín.
Đu đủ bảo vệ tim mạch
Vitamin E và C của đu đủ kết hợp tạo ra hợp chất có tên là paraoxonase, hay còn gọi là enzyme, có thể ức chế quá trình oxy hóa tạo ra các cholesterol xấu.
Ngoài ra, đu đủ còn là loại quả giàu chất xơ nên có tác dụng làm giảm mỡ máu (cholessterol), riêng acid folic có tác dụng làm chuyển hóa homocysteine thành acid amino cần thiết. (Nếu không được chuyển hóa thì homocysteine có thể gây phá hủy trực tiếp các mạch máu, thậm chí nếu cao, có thể gây bệnh đau tim hoặc đột quỵ).
Đu đủ - thuốc chống viêm nhiễm
Lợi ích này có được là nhờ vào hai hợp chất quan trọng có tên là papain và chymopapain trong đu đủ. Đây là hai loại enzyme tiêu hóa protein hiệu quả, có tác dụng làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các chấn thương. Thêm vào đó, sự góp mặt của vitamin C, E và beta-carotene đã tạo nên “sức mạnh” phòng ngừa viêm nhiễm ở mức cao nhất.
Ăn đi đủ đẩy lùi bệnh viêm khớp dạng thấp
Vitamin C trong đu đủ có tác dụng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh polyarthiritis, một dạng bệnh viêm khớp dạng thấp. Kết luận trên được dựa theo nghiên cứu với hơn 20.000 người sử dụng vitamin C có trong đu đủ và phát hiện thấy có tác dụng rất cao trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm gây đau nhức ở người bệnh.
Đu đủ ngăn chặn tế bào ung thư
Kinh nghiệm dân gian (ở Việt Nam và dân bản địa Australia) vẫn lưu truyền bài thuốc chữa ung thư từ nước lá đu đủ. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hàng để tìm ra những minh chứng thuyết phục. Kết quả, các nhà khoa học nhận thấy tác dụng cực mạnh của chiết xuất lá đu đủ (tới 1 triệu lần so với thuốc chống ung thư) có thể làm chậm sự phát triển của 10 loại tế bào ung thư, bao gồm ung thư tử cung, ung thư vú, ung thư gan, ung thư phổi và tuyến tụy.
Không chỉ thế, màu cam rực rỡ của trái đu đủ chín cho thấy sự hiện diện của chất chống ung thư cực mạnh carotenoids. Không chỉ beta-carotene, lycopene cũng được tìm thấy với lượng rất phong phú. Các nhà khoa học ở trường ĐH Illinois (Mỹ) cho rằng, nạp càng nhiều lycopene màu cam thì nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt càng thấp.
Ăn đu đủ giúp cải thiện hệ tiêu hóa
Thành phần protease có trong đu đủ giúp phân giải protein thành axit amin, phân giải protein khó tiêu hóa trong ruột, đồng thời phân giải mỡ rất nhanh. Nó đặc biệt tốt với các trường hợp xơ hóa túi mật, tiêu hóa khó khăn và nóng rát dạ dày, thiểu năng tuyến tụy.
Các tác dụng khác từ cây đu đủ: - Hạt: Có chứa enzyme myrosin và các enzyme khác giúp điều hòa tim. - Vỏ: Chế biến làm thuốc chữa đau nhức răng. - Hoa: Có thể uống dưới dạng trà giúp trị viêm phế quản và chứng vàng da. - Rễ: Cũng được dùng dưới dạng trà uống, giúp tiêu diệt các ký sinh trùng, trị đau bụng và chứng vàng da. - Nhựa và mủ: Giúp trừ giun kim, giun đũa, sán lợn. Tuy nhiên, phải thận trọng với trẻ em và người bệnh loét dạ dày - Thịt đu đủ xanh: nghiền nát, trộn thêm ít nước dùng để thoa mặt, tay sẽ chữa được các vết tàn nhang. |
Mỹ Hạnh
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: