Dưới đây là những lời khuyên về thời điểm trong ngày nên ăn và không nên ăn gừng:
Ăn gừng vào sáng sớm rất tốt
Người dân Trung Quốc - đất nước có nền Đông y lâu đời có câu: "Đi ngủ củ cải, ngủ dậy ăn gừng". Hay câu: “Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả uống nước sâm".
Vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng vào sẽ kiện tì ôn vị, khích lệ cho dương khí bốc lên. Đến nửa đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng sẽ vi phạm quy luật sinh lý.
Không ăn gừng vào ban đêm và mùa thu
Theo Y học cổ truyền cho biết, trong vòng 1 năm không nên ăn gừng vào mùa thu, còn trong ngày không nên ăn gừng vào ban đêm.
Người xưa có câu: "Buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín”. Câu nói này của người xưa cho thấy gừng rất độc khi dùng vào buổi tối. Điều đó cho thấy được việc không ăn gừng vào ban đêm đã được các bậc tiền bối về y học nghiên cứu và phân tích kĩ càng.
Còn mùa thu khí hậu mát mẻ, khô ráo, táo khí (không khí khô) tổn thương phế, khi đó ăn gừng có tính cay vào trong cơ thể rất dễ khiến cơ thể khô khan, mất nước và gây ra thêm những tổn thương cho phổi. Ngoài ra mùa thu cũng không nên ăn nhiều món ăn có tính cay.
Công dụng của gừng: Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu; đồng thời có chứa gingerose, có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra gừng còn có chứa gingerol, có thể làm giảm sự phát sinh sỏi mật. Ăn gừng giúp tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn ruột- dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, ngoài ra còn có tác dụng kháng khuẩn. |
Khánh An
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: