Dinh dưỡng hôm nay

Ăn kiêng nghiêm khắc nguy hiểm đến tính mạng

Nhịn ăn, hay kiêng ăn nghiêm khắc sai cách cũng có thể khiến bệnh nhân đái tháo đường gặp nạn.

Chị Vân Hà (Đông Anh, Hà Nội) từ khi phát hiện mình mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, chị phải tự dằn lòng phải giảm việc ăn uống, thậm chí và chăm chỉ tập luyện thể dục với mong muốn bệnh tình thuyên giảm. Chị Vân cũng tập luyện thể dục rất chăm chỉ, mới đầu, chị chỉ tập 1 giờ vào buổi sáng, sau đó nghe bạn bè nhắc nhở, tư vấn, chị nhịn luôn bữa tối và tiếp tục dành thêm 1 giờ nữa để tập luyện buổi tối.

Nhưng than ôi, chế độ nhịn ăn và tập thể dục buổi tối mới thực hiện được đến ngày thứ 3 chị Vân đã lăn đùng ra ngất xỉu, khiến cả nhà được phen hốt hoảng, đưa chị Vân đến bệnh viện cấp cứu, bác sỹ xác định chị bị hạ đường huyết cấp do cơ thể bị đói lại tập luyện quá sức. Mọi người vô cùng ngạc nhiên vì vẫn tưởng bệnh đái tháo là lượng đường trong máu cao, tại sao chị Vân lại có thể bị hạ đường huyết cấp!?.

Thận trọng với biến chứng hạ đường huyếtxml:namespace prefix="o" />

Theo Ths.BS. Nguyễn Huy Cường, Nguyên Phó trưởng khoa Nội tiết-Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết TƯ): Hạ đường huyết được coi là biến chứng đầu tiên và cũng thường gặp ở người cao tuổi bị đái tháo đường. Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ đường máu thấp hơn nhu cầu tối thiểu để nuôi dưỡng cơ thể, gây tổn thương các cơ quan, trong đó tế bào não là cơ quan bị ảnh hưởng sớm và nặng nhất.

Chế độ ăn lý tưởng của bệnh nhan đái tháo đường là: 3 bữa chính là sáng, trưa, tối và ba bữa phụ lúc giữa sáng, giữa chiều và bữa ăn trước khi đi ngủ.

Vì tâm lý chung của bệnh nhân đái tháo đường là phải kiêng khem triệt để, không dám ăn nhiều, nhất là ăn cơm và chất ngọt vì sợ đường huyết tăng cao. Tuy nhiên, việc kiêng khem đột ngột và quá mức cộng với việc chăm chỉ tập thể dục hơn bình thường cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết, cơ thể suy kiệt, giảm sức đề kháng, dễ mắc các căn bệnh khác.

Nếu bỗng nhiên, bệnh nhận đái tháo đường cảm thấy: đổ mồ hôi, run, yếu cơ, đói bụng, choáng váng, nôn ói, đó chính là dấu hiệu của hạ đường huyết. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị hạ đường huyết cấp nếu như nói lắp, ngủ gà, lú lẫn hoặc mê sảng, hôn mê... nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Khi có các dấu hiệu của hạ đường huyết hoặc hạ đường huyết cấp, người nhà nên cho người bệnh ăn hoặc uống ngay một chúy đồ ngọt như như kẹo, soda, nước trái cây hoặc cốc nước đường.

Cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý

Theo bác sĩ Cường, bệnh nhân đái tháo đường cần phải được điều trị kết hợp cả dùng thuốc, tập luyện và dinh dưỡng để duy trì mức đường huyết cần thiết. Trong đó, quan trọng, cơ bản và cần thiết nhất chính là chế độ dinh dưỡng mà người bệnh được áp dụng. Không phải cứ mắc bệnh đái tháo đường là bệnh nhân phải kiêng ăn nghiêm khắc tất cả những thứ ngon, bổ, và chất ngọt.

Bệnh nhân đái tháo đường cần duy trì chế độ ăn đủ calories cho các hoạt động sống bình thường, tỷ lệ thành phần giữa chất đạm, mỡ, đường, vitamin và khoáng chất cần được cân đối, không quá nhiều, không quá ít.

Bệnh nhân đái tháo đường nên xây dựng thói quen chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để không bị tăng đường huyết do ăn quá no, hay quá đói mà lại luôn đảm bảo được việc đủ lượng đường huyết cần thiết cho cơ thể.

Theo bác sĩ Cường, người bệnh phải ăn uống đều đặn kể cả khi không thèm ăn, việc hạ đường huyết ban đêm sẽ rất nguy hiểm, vì người nhà có thể không phát hiện ra các triệu chứng dẫn đến cấp cứu muộn, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Hoàng Giang

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/an-kieng-nghiem-khac-nguy-hiem-den-tinh-mang-16298/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY