Ăn mỡ lợn như thế nào là hợp lý?
Mỡ lợn thích hợp với trẻ suy dinh dưỡng, những người bị bệnh phân khô, thiếu máu, chóng mặt, người già ho khan không có đờm. Ngoài mỡ, bì và móng giò lợn có công dụng nhuận da, điều hòa khí huyết. Chị em có thể chăm ăn bì lợn và móng giò sạch để bổ sung collagen duy trì làn da trẻ trung, mịn màng.
Tuy nhiên cần lưu ý, trong mỡ lựa chứa nhiều chất béo và có hàm lượng calo cao, chỉ nên ăn một lượng vừa phải.
Các gia đình nên kết hợp mỡ lợn và dầu ăn luân phiên, tất nhiên là không nên ăn quá nhiều để tránh thừa cân hoặc gặp phải các vấn đề sức khỏe.
Người tiêu hóa kém, bị bệnh dạ dày, liệt nửa người, huyết áp cao, đầy hơi, tiêu chảy, lưỡi dày bám cặn, nhiệt miệng lở loét nên hạn chế ăn mỡ lợn.
Với tuổi trẻ đang ở giai đoạn phát triển mạnh, tỷ lệ mỡ/dầu là 70/30 và ngược lại người cao tuổi thì tỷ lệ tốt nhất là 30/70.
Nên ăn mỡ lợn theo tỷ lệ 1:1,5: Từ rất lâu, mỡ lợn thường được gạch ra khỏi các gia vị nhà bếp bởi người dân lo sợ bệnh tật có thể gây ra từ mỡ lợn. Đặc biệt, nhiều thông tin cho rằng ăn mỡ lợn gây bệnh tim mạch nên người dân càng sợ hơn.
Tuy nhiên, TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, mỡ động vật trong đó chủ yếu là mỡ lợn được dùng từ rất lâu khi dầu ăn còn là sản phẩm xa xỉ. Mỡ lợn là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể.
Tiến sĩ Hưng cho biết không nên e dè sợ mỡ lợn vì trong mỡ lợn chứa các loại như axit béo bão hòa, protein, các loại vitamin A, D, đặc biệt là cholesterol cần thiết cho cấu trúc tế bào, tốt cho tế bào thần kinh.
Lưu ý sử dụng mỡ lợn trong chiên rán:
Khác với dầu thực vật, ở nhiệt độ cao mỡ động vật không bị phá huỷ. Nếu chiên rán ở nhiệt độ cao, dầu ăn sẽ bị phá hủy các vitamin A, E ở nhiệt độ 180 độ C sẽ xảy ra phản ứng hóa sinh ra các chất không có lợi cho sức khỏe con người.
Chỉ sử dụng dầu ăn dùng khi rán ở nhiệt độ thấp, không bị bốc khói. Còn chiên rán ở nhiệt độ cao, bác sĩ Sầm cho rằng mỡ động vật tốt hơn.
TS Hưng cho biết thêm, chỉ những người có độ tuổi ngoài 50, người đang bị rối loạn chuyển hóa chất béo (tăng cholesterol) mới phải kiêng mỡ lợn.
Nếu người dân quá phụ thuộc vào dầu thực vật mà từ bỏ đi mỡ lợn, mỡ động vật trong thời gian dài phần nào sẽ khiến cơ thể cơ thể sẽ khó hấp thụ, mất cân đối về dinh dưỡng, thiếu hụt một số các vitamin cần thiết và có nguy cơ mắc các bệnh về xương, làm rối loạn nội tiết tố, gây suy nhược cơ thể, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, thậm chí cả thị giác cũng gặp vấn đề.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà lại bỏ dầu ăn mỡ lợn mà cần sử dụng song song. Mỡ động vật cũng có sẵn trong thịt và chế biến các món nên cần ăn đủ theo khuyến cáo sẽ tốt.
Sử dụng mỡ khó bảo quản nên cần bảo quản tốt tránh ăn mỡ đã ôi thiu, mốc. Còn đối với dầu ăn, tránh chiên đi chiên lại nhiều lần để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Phân biệt giữa mỡ động vật và dầu thực vật:
Mỡ động vật chứa nhiều axit béo no (bão hòa) và có khả năng tái tạo ra cholesterol trong máu, ngoại trừ dầu của một số loại cá vì chúng chứa nhiều omega-3 và omega-6.
Dầu thực vật chứa nhiều axit béo chưa no (chưa bão hòa) và không có cholesterol, ngoại trừ một số loại như dầu dừa, dầu cọ và dầu ca cao.
-Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, mỡ động vật ở thể đông đặc còn dầu thực vật ở thể lỏng.
- Dầu thực vật chứa nhiều vitamin E, K; trong khi mỡ động vật thì chứa nhiều vitamin A, D.
- Dầu thực vật có thể giúp bạn hạ lượng cholesterol xấu trong máu, còn mỡ động vật thì lại làm tăng loại chất này (trừ các loại dầu chiết xuất từ cá). Do vậy, nếu lạm dụng mỡ động vật, bạn rất dễ bị một số bệnh như xơ vữa động mạch, tiểu đường, cao huyết áp.
- Dầu thực vật dễ hấp thu hơn mỡ động vật.
- Trong quá trình chế biến và sử dụng, dầu thực vật dễ bị oxy hóa, có thể sản sinh ra một số chất không có lợi cho sức khỏe. Ngược lại, mỡ động vật lại có khả năng cung cấp năng lượng cho tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh, giúp làm bền thành mao mạch, phòng ngừa tốt tình trạng xuất huyết não, đột quỵ.
Ánh Dương (T.H)
Theo tạp chí Sống khỏe
Chủ đề liên quan: