Một nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị sinh học thực nghiệm 2014 của Hội Dinh dường Mỹ mới được tổ chức tại San Diego (Mỹ) cho biết, những bằng chứng về về tác động tích cực của việc ăn nhiều thực phẩm chứa protein trong bữa sáng đối với sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là việc kiểm soát lượng đường và insulin trong máu.
Theo đó, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Missouri (Mỹ) kết luận rằng, một bữa ăn sáng chứa nhiều protein như xúc xích, trứng, thịt… cho phép kiểm soát lượng đường và insulin trong máu tốt hơn so với một bữa ăn sáng có hàm lượng protein thấp hoặc không có protein.
TS. Heather Leidy - trợ lý giáo sư về dinh dưỡng và luyện tập sinh lý học tại Đại học Manchester (Anh) cho biết. “Đối với phụ nữ, ăn thêm nhiều protein vào buổi sáng có ảnh hưởng tốt đến lượng đường trong máu và mức insulin. Nếu có chế độ ăn uống lành mạnh và tiêu thụ thường xuyên những loại thực phẩm giúp kiểm soát lượng đường trong máu, bạn có thể phòng tránh khỏi bệnh đái tháo đường trong tương lai”.
Việc ăn nhiều protein vào buổi sáng không chỉ giúp bạn kiểm soát đường huyết, insulin mà còn giúp bạn kiểm soát tốt hơn trọng lượng của bạn, chống béo phì, hạn chế cảm giác đói trong cả ngày. Bởi vậy, bạn hãy “Ăn bữa sáng như một vị vua, ăn trưa như hoàng tử và ăn tối như kẻ bần cùng”.
Những thực phẩm giàu protein nên ăn buổi sáng:xml:namespace prefix="o" />
1. Trứng: Một lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng. Chúng không có chất béo, không làm tăng cân và có lợi cho hệ tim mạch.
2. Các loại hạt: Các loại hạt là nguồn protein lành mạnh, đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin E và selen. Với bệnh nhân đái tháo đường, ăn thực phẩm giàu carbohydrate từ các loại hạt có thể giúp làm giảm dần lượng đường trong máu.
3. Sữa: Sữa và hầu hết các sản phẩm chế biến từ sữa đều có hàm lượng protein cao. Bạn chỉ cần uống một ly sữa ấm hoặc ăn một miếng phô mai không béo cũng đã giúp cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể làm việc vào buổi sáng.
4. Thịt: là thực phẩm chứa nhiều protein. Tuy nhiên, bạn nên ăn thịt trắng sẽ tốt hơn thịt đỏ, vì chúng chứa protein nạc.
5. Cá: Cá là loại thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh. Bạn có thể lựa chọn cá hồi, cá tuyết, cá ngừ… Chúng chứa các axit omega-3 và omega-6 rất có lợi cho sức khỏe của bạn.
6. Chuối: Đây là loại trái cây bạn nên ăn vào buổi sáng. Nó không chỉ rất tốt cho tiêu hóa mà còn chứa nhiều protein, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng cho mỗi ngày làm việc. Cứ mỗi 100g chuối sẽ có 4g protein. Chuối có thể ăn kèm với sữa, ăn nguyên quả hoặc kết hợp trong món salad trái cây.
Vai trò của protein đối với con người Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể. Chúng có mặt trong thành phần nhân và chất nguyên sinh của các tế bào. Quá trình sống là sự thoái hóa và tái tạo thường xuyên của protein. Chính vì vậy, cơ thể cần một lượng protein bổ sungthông qua chế độ ăn hàng ngày. 1. Protein hình thành, duy trì và thay thế các tế bào trong cơ thể. Protein chiếm tới trên 50% khối lượng khô của tế bào và là vật liệu cấu trúc của tế bào. Thiếu protein dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn, suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng xấu đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể. 2. Protein là tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, hormone, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết. Vì vậy, protein có liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể (tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, tiêu hóa, bài tiết hoạt động thần kinh và tinh thần…). 3. Protein cần thiết cho chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các vitamin và chất khoáng. Khi thiếu protein, nhiều vitamin không phát huy đầy đủ chức năng của chúng mặc dù không thiếu về số lượng. 4. Protein còn là nguồn năng lượng cho cơ thể, thường cung cấp 10%-15% năng lượng của khẩu phần, 1g protein đốt cháy trong cơ thể cho 4 Kcal (trong khi đó Gluxit là 4 Kcal, Lipit là 9kcal và rượu là 7kcal) 5. Protein kích thích sự thèm ăn và vì thế nó giữ vai trò chính tiếp nhận các chế độ ăn khác nhau. Thiếu protein gây ra các rối loạn quan trọng trong cơ thể như ngừng lớn hoặc chậm phát triển, mỡ hóa gan, rối loạn hoạt động nhiều tuyến nội tiết (giáp trạng, sinh dục), thay đổi thành phần protein máu, giảm khả năng miễn dịch sinh học của cơ thể và tăng tính cảm thụ của cơ thể với các bệnh nhiễm khuẩn. Thiếu protein cơ thể sẽ ra sao? Thiếu protein tất sẽ dẫn đến thiếu dinh dưỡng, dễ mắc các bệnh phù thũng, loạn nhịp tim, mệt mỏi, thiếu máu, trẻ em chậm phát triển, đầu óc kém minh mẫn, ảnh hưởng đến kinh nguyệt, sức đề kháng kém, ăn không ngon, cơ bắp teo lại, khớp xương rã rời… Thực phẩm nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng, sữa) là nguồn protein quý, nhiều về số lượng, và cân đối hơn về thành phần và đậm độ axit amin cần thiết cao. Hàm lượng các axit amin cần thiết trong thực phẩm nguồn gốc thực vật (đậu tương, gạo, mì, ngô, các loại đậu khác…) không cao (trừ đậu nành); nhưng cơ thể vẫn phải bổ sung cân đối đấy đủ các loại này. Vì vậy, biết phối hợp các nguồn protein thức ăn hợp lý sẽ tạo nên giá trị dinh dưỡng cao của khẩu phần. Ví dụ gạo, ngô, mì nghèo lizin còn đậu tương, lạc, vừng hàm lượng lyzin cao, khi phối hợp gạo hoặc mì hoặc ngô với đậu tương, vừng , lạc sẽ tạo nên protein khẩu phần có giá trị dinh dưỡng cao hơn các protein đơn lẻ |
Lam Lê
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: