Dinh dưỡng hôm nay

Ăn tỏi Lạp Bát để đón tết không bệnh tật

Trong không khí của dịp tết, nhiều gia đình lâu đời ở Bắc Kinh, Trung Quốc lại bắt đầu làm món “tỏi Lạp Bát” để đón một năm mới không bệnh tật

Theo Sina Health, “Tỏi Lạp Bát” chủ yếu được làm từ tỏi và giấm. Cách làm cũng khá đơn giản như: tỏi bóc vỏ, sau đó cho vào một cái vại lớn, rồi đổ giấm vào sao cho lượng giấm ngập tỏi, bịt kín miệng vại và để ở nơi có nhiệt độ thấp (khoảng 5 độ C). Sau thời gian 15 ngày, tỏi sẽ dần chuyển thành màu xanh ngọc bích là có thể dùng được.

Và tốt nhất là nên ngâm tỏi vào đúng dịp 8/12 Âm lịch. Vì trên thực tế, món này không nhất thiết phải chế biến vào đúng dịp 8/12 Âm lịch. Nhưng để phát huy được tính hiệu quả nhất của loại dược liệu này, chúng ta nên làm vào dịp Đông Xuân.

Ảnh minh họa

Sau đây là 3 những công dụng tuyệt vời của “tỏi Lạp Bát”:

“Thuốc kháng sinh tự nhiên”

Tỏi có tính ấm, vị cay, khi đi qua tim, tỳ, thận thì có tác dụng giải độc, lại có thể trị kiết lị, các bệnh dạ dày và vô cùng công hiệu trong việc tiêu sưng, giảm ho.

Bên cạnh đó, trong tỏi có chứa 2% allicin, chất đã được chứng minh là có tác dụng gây ức chế và tiêu diệt nhiều loại cầu khuẩn gây viêm màng não, viêm phổi, trực khuẩn Streptococcus (nguyên nhân gây bệnh bạch hầu, ho gà, kiết lị…).

Ngoài ra, chất allicin trong tỏi cũng giúp tiêu diệt Helicobacter pylori, loại vi khuẩn gây tổn thương niêm mạc và dẫn tới nguy cơ ung thư dạ dày.

Bên cạnh đó, thần dược này còn có tác dụng kháng các virut cúm, các loại nấm gây bệnh và nhiều loại giun ký sinh khác. Ăn tỏi sống có thể phòng cảm lạnh, cảm cúm cùng nhiều bệnh truyền nhiễm về đường ruột.

Ảnh minh họa

“Người dọn đường” cho bệnh tắc nghẽn động mạch

Nguyên nhân dẫn đến hàm bệnh mạch máu não và tim mạch chính là do hàm lượng cholesterol và triglyceride quá. Do đó, với vai trò là “người dọn đường”.

Tỏi có chứa các chất “chữa acrylic” [(CH2CH2 H2) 2S] của capsaicin không chỉ có tác dụng loại bỏ các chất béo tích tụ trong máu mà chất này còn làm giảm lượng cholesterol và triglyceride, hạn chế sự kết dính của các tiểu cầu, làm chậm quá trình đông máu giúp giảm nguy cơ tắc động mạch vành, mở rộng các động mạch nhỏ, điều hòa huyết áp, tăng tính thẩm thấu của thành mạch, từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm rối loạn mỡ máu, giảm nguy cơ đột quỵ, tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch.

“Thần dược” ngăn ngừa ung thư

Ngoài những tác dụng kể trên, tỏi ngâm giấm còn được xem là “thần dược” giúp ngăn ngừa ung thư. Một nghiên cứu phát hiện trong tỏi có chứa germanium, selen cùng các nguyên tố vi lượng khác có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư. Các chất có chứa thành tố lưu huỳnh trong tỏi sẽ chống lại quá trình oxy hóa, giúp cấu thành khả năng đề kháng của cơ thể.

Ngoài ra, món ăn này còn thúc đẩy đường ruột sản sinh ra chất alixin giúp ngăn chặn sự hình thành của các lipid peroxy, chống lại sự biến đổi từ tế bào bình thường sang tế bào ung thư.

Chưa dừng lại ở đó, ăn tỏi ngâm giấm còn có thể làm giảm lượng nitrite trong dạ dày và làm giảm hàm lượng muối axit nitric gây ung thư. Bên cạnh đó, tỏi còn ức chế quá trình sinh trưởng của các tế bào ung thư và tiêu diệt chúng thông qua cơ chế điều tiết tế bào.

Ảnh minh họa

Những lưu ý khi dùng tỏi

- Trung y có quan điểm “tỏi trị bách bệnh, duy chỉ có hại cho mắt”. Vì vậy, những người mắc bệnh liên quan đến mắt không nên sử dụng thần dược này.

- Tỏi cũng là món ăn nên kiêng kỵ của những người mắc các bệnh về dạ dày, đặc biệt là loét dạ dày.

- Khi ăn tỏi cũng nên chia ra ăn 1 lần/ngày hoặc cách ngày, mỗi lần ăn sống từ 2 đến 3 tép. Để phát huy tối đa công dụng, chúng ta nên sử dụng tỏi giã nhỏ.

Tấn Bình

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/an-toi-lap-bat-de-don-tet-khong-benh-tat-20819/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY