Măng tây gần đây đang là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng được người tiêu dùng ưa chuộng vì mọi người coi nó như là “thứ rau hoàng đế” giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, với chia sẻ về việc măng tây chữa ung thư càng làm cho loại thực phẩm này được sử dụng nhiều hơn.
Măng tây có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nó có tên khoa học là Asparagus officinalis. Khi cây măng tây có chiều dài từ 15-20cm và gốc măng có đường kính khoảng 2cm là lúc hàm lượng hoạt chất trong măng tây nhiều nhất.
Măng tây chứa nhiều hoạt chất chống lại bệnh ung thư. |
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng: trong măng tây có chứa rất nhiều hoạt chất glutathione (GSH), một chất có đặc tính chống lại bệnh ung thư, có khả năng chống oxy hóa. Ngoài ra, chất asparagin có trong măng tây cũng rất cần thiết cho sự xây dựng cũng như phân chia tế bào nâng cao hiệu quả chữa trị bệnh ung thư.
Nghiên cứu cũng cho thấy các tế bào T của cơ thể sẽ tăng cường do chất glutathione - giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch của cơ thể, từ đó nâng cao khả năng chống lại sự tấn công của mọi bệnh tật, đồng thời giúp bảo vệ các mô của cơ thể và kiểm soát các phản ứng tự miễn dịch.
Glutathione giúp loại bỏ chất gây ung thư và bảo vệ chống lại độc tố của tế bào. Nó liên tục rà soát xung quanh các tế bào của cơ thể bạn, từ đó tìm cách ngăn chặn các độc tố, bệnh tật, virus, chất gây ô nhiễm, phóng xạ, ma túy.
Mặc khác, nhờ hàm lượng vitamin A, C và selen nên măng tây giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Những chất này cũng đã được nghiên cứu là có được tính năng chống lại ung thư mạnh mẽ. Trong măng tây còn chứa vitamin A, kẽm và mangan, saponin chống viêm, và inulin.
Inulin có trong măng tây giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa tốt nhất. |
Inulin trong đó là một carbohydrate có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa bằng cách khuyến khích sự phát triển của các vi khuẩn thân thiện bifidobacteria và lactobacilli, điều này giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt nhất.
Ngoài ra, măng tây cũng có thể chống viêm nhờ có chứa nguồn vitamin K tuyệt vời cộng với các vitamin B1, B2 và B3, giúp xây dựng hệ xương khớp khỏe mạnh.
Năm 2009 các nhà nghiên cứu ở huyện Nam Kinh, Trung Quốc đã xác định một hợp chất gọi là Asparanin vốn có trong măng tây - và cũng phát hiện ra rằng nó có thể bắt giữ sự tăng trưởng của tế bào ung thư gan và thậm chí có thể là nguyên nhân gây ra cái chết của các tế bào ung thư.
Nhiều minh chứng cho thấy khi ăn nhiều măng tây ở những bệnh nhân ung thư và các bệnh liên quan được thuyên giảm đáng kể.
Cách chế biến măng tây có thể chế biến đơn giản như hấp, nướng hoặc các món phức tạp hơn như măng tây cuốn thịt ba chỉ rán, măng tây luộc chấm mắm tỏi, măng tây nấu xốt cá, măng tây áp trứng, soup măng tây, măng tây xào giòn, salad măng tây, măng tây xào thịt bò sốt mù tạt…
Tuy nhiên, đặc biệt đối với người đang chữa trị ung thư, cách chế biến măng tây cần đơn giản và có thể khiến cơ thể hấp thu dễ dàng. Có thể chế biến như sau:
Cách 1: Hấp và xay nhuyễn
- Chọn cành măng tây non, ít xơ, mũm mĩm.
- Đem hấp thật chín (lưu ý khi hấp nên đậy nắp thật kỹ).
- Sau đó, đem xay nhuyễn măng tây vừa được hấp chín thành bột.
- Bảo quản trong tủ lạnh, dùng trong vòng 1-2ngày.
Cách dùng: Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 4 muỗng canh.
Cách 2: Ép lấy nước
Ép tươi kèm với táo, cam hoặc dứa thành nước ép giống như nước ép sinh tố dùng mỗi ngày.
Với chia sẻ về việc măng tây chữa ung thư ở trên, hy vọng bạn đã biết thêm được một biện pháp giúp bạn tránh xa được căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất trong thời đại ngày nay.
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: