Du khách, đặc biệt giới trẻ, vốn sử dụng thành thạo công nghệ, thiết bị di động đã rất thích thú khi có thể mở phần mềm quét qr code, giơ ống kính điện thoại lên bảng tên đường ở một số khu vực tại q.1 (tp.hcm) là có ngay những thông tin hữu ích về nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử.
Ngoài ra, người dân còn có thể biết được một số thông tin cơ bản về vị trí, chiều dài, lộ giới tuyến đường cùng tiểu sử của danh nhân được đặt tên... đây là ý tưởng khá sáng tạo, biến những bảng tên đường khô khan thành những sử liệu sống động, phù hợp với thị hiếu và thói quen sử dụng điện thoại thông minh của nhiều người.
Bản thân người viết cũng đã trải nghiệm tiện tích này và cảm thấy khá thú vị. tất nhiên, trước khi giơ điện thoại lên quét qr code cũng phải ngó chừng trước sau xem có “đối tượng khả nghi” nào “vù” tới giật điện thoại hay không...
Tưởng chỉ là chuyện “lo xa” của bản thân, nhưng dạo quanh phần ý kiến của bạn đọc ở báo điện tử Thanh Niên cùng nhiều mạng xã hội, hóa ra nỗi lo là... có thật.
Bên cạnh đó, một số người cũng nhẹ nhàng góp ý rằng, chiều cao của cột tên đường khá cao, trong khi đó mã qr code chiếm khá nhỏ ở vị trí góc trên bảng tên đường, nên gây khó cho người muốn quét mã, vì đa phần chiều cao của người việt còn khiêm tốn…
Trước đây, cũng liên quan đến việc tận dụng tên đường như “một giá trị tăng thêm” vốn kiến thức về lịch sử cho người quan tâm, một đơn vị đã được giao dự án gắn bảng thông tin về lịch sử nhân vật bên cạnh bảng tên đường. về mặt thông tin, mục đích giữa cách làm này và cách gắn qr code là tương tự (có chăng sự khác biệt là dữ liệu đã được số hóa). tuy nhiên, sau một thời gian, dự án này không thu hút được sự quan tâm bởi tính thực tiễn.
Do vậy, muốn ý tưởng gắn qr code trên bảng tên đường tồn tại lâu dài ở tp.hcm, nhất thiết phải lắng nghe ý kiến của người dân, để làm sao vừa ý nghĩa, tiện ích, vừa an toàn cho người sử dụng.
Theo thanhnien