Nhân Kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014). Cố Thiếu tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần QĐNDVN - Bộ trưởng Bộ Y tế
Nhân Kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014). Cố Thiếu tướng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần QĐNDVN -
bộ trưởng bộ y tế, Cục trưởng Cục Quân y đầu tiên của quân đội: Bác sĩ Vũ Văn Cẩn được Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Pháp. Đây là phần thưởng cao quý được Đảng, Nhà nước, quân đội dành cho cố Bộ trưởng trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc.
Trước đó, năm 2000, để tỏ lòng tri ân những công lao, đóng góp của cố Bộ trưởng với cách mạng Việt Nam và ngành y tế, Bộ Y tế đã xuất bản cuốn Bác sĩ Vũ Văn Cẩn - Cuộc đời và sự nghiệp. Cố
bộ trưởng bộ y tế Đỗ Nguyên Phương viết lời chủ biên có đoạn như sau: “Ngành y tế Việt Nam cả Quân y và Dân y vô cùng tự hào đã có một Bộ trưởng, một vị Tướng đã từng xông pha trong lửa đạn, từng lăn lộn đến từng hang cùng ngõ hẻm để chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân, một nhà quản lý có đầu óc thực tế, có tầm nhìn xa trông rộng đã góp phần vào sự lớn mạnh của ngành y tế cách mạng Việt Nam”.
Đúng thế! Cuộc đời và sự nghiệp của cố Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn cũng đã được cố PGS.TS. Hoàng Minh viết bài đăng trên báo Sức khỏe&Đời sống nhân Kỷ niệm Ngày truyền thống ngành quân y (16/4/1946 - 16/4/2000) và Kỷ niệm 85 năm Ngày sinh của cố Bộ trưởng, xin được trích dẫn đôi dòng như sau: “Cố Bác sĩ
bộ trưởng bộ y tế Vũ Văn Cẩn là một trí thức sớm giác ngộ và đi theo cách mạng. Khi đang là sinh viên Đại học Y khoa Hà Nội, ông vừa học tập, vừa hoạt động sôi nổi trong Tổng hội Sinh viên, trở thành một trong các sinh viên yêu nước, tích cực viết báo sinh viên, truyền bá vệ sinh và tân y dược... Cách mạng tháng 8/1945 thành công, ông gia nhập bộ đội, được cử làm Giám đốc Ban Y tế Giải phóng quân, rồi Ban Y tế Vệ quốc đoàn, được Bác Hồ cử giữ chức Cục trưởng đầu tiên của Cục Quân y (16/4/1946), được phong hàm Đại tá đầu năm 1948 cùng với một số tướng lĩnh đầu tiên của quân đội. Với cương vị này ông có công không nhỏ trong việc xây dựng ngành quân y thuở ban đầu từ không đến có, đáp ứng được yêu cầu to lớn của việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho các lực lượng vũ trang của nhân dân ta, chăm sóc, cứu chữa thương bệnh binh, phục vụ các chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta từ 1945 - 1975. Xây dựng ngành quân y trưởng thành, vững mạnh, có đủ mọi chuyên ngành, từng bước phát triển chính quy hiện đại”.
Riêng về ngành trang thiết bị y tế, cố Bộ trưởng đã có công đầu xây dựng ngành, cũng với điều kiện từ không đến có. Nhớ lại những năm 70 của thế kỷ trước, với tầm nhìn xa trông rộng, một nhà quản lý có đầu óc thực tế, cố Bộ trưởng đã chỉ đạo kịp thời, củng cố tổ chức lại Cục Vật tư và Xây dựng cơ bản cùng với việc thành lập các đơn vị trực thuộc, nòng cốt đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, kỹ thuật... Cũng chủ yếu từ các cán bộ y tế xuất sắc và cán bộ quân đội có năng lực nhiệt tình, trách nhiệm mà cố Bộ trưởng chỉ đạo, điều động và giao nhiệm vụ, đến nay đã tạo dựng được một đội ngũ kế cận, có đủ trình độ kỹ thuật chuyên sâu, làm chủ các kỹ thuật máy móc thiết bị y tế hiện đại, phục vụ sức khỏe nhân dân và lực lượng vũ trang. Ngay tại Thủ đô Hà Nội, có một địa chỉ quan trọng, có nhiều dấu ấn để lại một mốc son lịch sử của ngành thiết bị y tế mà cố Bộ trưởng đã trực tiếp tạo dựng lúc ban đầu. Đó là khu liên hiệp sản xuất, đào tạo, nghiên cứu, kinh doanh thiết bị y tế thuộc phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Thể theo nguyện vọng của nhiều người, vừa là đồng chí, đồng nghiệp trong ngành y tế quân y và dân y, nhân Kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh cố Bộ trưởng (1915 - 2015), nếu được, Hà Nội nên chọn một con đường mang tên cố Bộ trưởng Vũ Văn Cẩn.
Được biết tại quận Đống Đa, Hà Nội, khu vực phường Kim Liên, phường Trung Tự có hai con đường đẹp mang tên hai vị danh nhân tiền nhiệm là trí thức lớn, là cố Bộ trưởng của ngành y tế Việt Nam đó là đường Hoàng Tích Trí, đường Phạm Ngọc Thạch.
Đường Phương Mai thuộc phường Phương Mai song song với hai con đường trên, chưa đặt tên cho danh nhân nào, nếu vinh dự đường đó được mang tên đường Vũ Văn Cẩn thì thật là vinh dự, tự hào biết bao cho ngành y tế Việt Nam chúng ta.
Bùi Đình Kiên