Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bảo hiểm y tế hộ gia đình Dân có chịu thiệt

Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
Theo Bộ Y tế, việc đóng BHYT theo hộ gia đình đảm bảo sự chia sẻ ngay từ những người thân với người bệnh đau ốm trong nhà.
Luật BHYT sửa đổi quy định người dân muốn mua thẻ BHYT phải đăng ký theo hộ gia đình. Theo đó, người thứ nhất đóng tối đa bằng 4,5% mức lương cơ sở, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt là 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ 5 trở đi mức đóng bằng 40% của người thứ nhất. Theo Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), quy định này sẽ khắc phục tình trạng cấp trùng thẻ BHYT, hạn chế tình trạng chỉ có người ốm mới tham gia BHYT, bảo đảm sự chia sẻ ngay trong hộ gia đình. Thực tế sau gần 2 tuần triển khai bán thẻ BHYT theo hộ gia đình, nhiều ý kiến trái chiều xung quanh quy định này. Có người thì phàn nàn bản thân khỏe mạnh nên không có nhu cầu mua thẻ mà chỉ muốn mua thẻ cho người ốm yếu trong gia đình. Việc bỏ ra tiền triệu mua thẻ BHYT cho 4 thành viên trong một gia đình với nhiều người thấy “tiếc”.

Thế nhưng, nhiều hộ gia đình đang có người mắc các bệnh mãn tính, khi đăng kí thẻ mới cho bệnh nhân, biết phải mua theo hộ gia đình cũng đã sẵn sàng đăng kí để có thẻ sớm nhất.

Chị Nguyễn Thị Hoài (Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) phát hiện suy thận độ 3B va phải chạy thận gần 1 năm nay. Chị cho biết, nếu không có thẻ BHYT chị chắc ch*t vì không thể gánh được tiền chi phí điều trị. Chị cũng từng chứng kiến bệnh nhân không có tiền lại chẳng có thẻ BHYT, bị suy thận chỉ đến bệnh viện lọc máu vài lần rồi xin về vì tiền hết.

Chị Hoài cho biết, một tháng trung bình một bệnh nhân phải chạy thận 12 -13 lần với chi phí khoảng 7 triệu đồng. Nhưng nhờ có BHYT thanh toán 80%, mỗi tháng chị phải đồng chi trả 1,4 triệu.

“Với thu nhập phập phù từ lao động tự do, nếu không có thẻ BHYT làm sao tôi “gánh” được chi phí điều trị. Vì ốm yếu nên hàng năm tôi đều mua thẻ BHYT cho mình và con, chỉ có chồng khỏe mạnh là không mua. Nhưng lần này ra đăng kí mua thẻ biết phải mua theo hộ gia đình, tôi cũng quyết luôn. Số tiền bỏ ra mua cho cả tôi, chồng và hai con chỉ hơn số tiền tôi phải cùng chi trả điều trị một chút. Tuy cũng xót vì chồng con khỏe mạnh ít dùng BHYT nhưng thực tế vẫn có lợi vì BHYT chi trả đến vài triệu đồng cho tôi mỗi tháng”, chị Hoài nói.

Theo BS.TS Nguyễn Cao Luận, nguyên trưởng đơn vị Tư vấn điều trị suy thận mạn (BV Bạch Mai), BHYT là một chính sách nhân văn, đúng tính chất của lá lành đùm lá rách. Khi đóng BHYT không ai mong muốn mình sẽ bị bệnh để hưởng lợi từ số tiền đó, nhưng mình may mắn khỏe mạnh thì sẽ có những bệnh nhân khác được quỹ BHYT chi trả số tiền lớn lấy từ nguồn là tiền đóng của những người không bị bệnh này. Nhưng rủi ro về sức khỏe có thể đến bất cứ lúc nào, không ít người đang khỏe mạnh bỗng dưng phát hiện suy thận phải chạy thận, hay không may bị va quệt xe cộ bị T*i n*n giao thông... vì thế việc đóng BHYT là cách để "phòng thân" tốt nhất khi gặp những rủi ro về sức khỏe.

“Nhất là với bệnh nhân chạy thận nhân tạo, tôi khẳng định không có BHYT thì bệnh nhân chạy thận nhân tạo sẽ ch*t bởi chưa có một bệnh nhân nào không có BHYT mà lọc máu được đến 5 năm cả. Và tới 100% ca bệnh đang chạy thận tại đây đều có BHYT. Vì thế, những “lá lành” là người khỏe mạnh đóng BHYT là sự chia sẻ rất lớn với những người bị bệnh”, TS Luận cho biết.

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, BHYT toàn dân là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng và là nguồn tài chính vững bền để giúp cho chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vì thế Đề án tăng tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân phấn đấu năm 2015 phải đạt 70% và đến 2020 đạt trên 80%.

Tuy nhiên nhóm người lao động tự do, không phải là nghèo, cận nghèo, nông dân, diêm dân… là đối tượng khó khăn nhất để ta có thể bao phủ BHY. Bởi những người nghèo đã được nhà nước mua thẻ BHYT, viên chức thì đã có bảo hiểm xã hội. Với đối tượng này làm sao có thể bao phủ được là một thách thức lớn không chỉ của Việt Nam mà trên thế giới. Vì thế, để thúc đẩy người dân mua thẻ BHYT, luật BHYT sửa đổi đã quyết định bán thẻ BHYT theo hộ gia đình.

“Người dân chưa hiểu hết ý nghĩa của việc tham gia BHYT cứ nghĩ khỏe mạnh nên một năm chi ra vài trăm nghìn mua thẻ BHYT không dùng đến thì xót của. Tuy nhiên sức khỏe là vấn đề rất nhiều rủi ro, không ai có thể biết trước nay bệnh, mai đau. Có những bệnh nhân mổ tim, điều trị ung thư được BHYT chi trả hàng vài chục triệu đồng/lần điều trị, số tiền BHYT chi trả gấp vài chục lần số tiền đóng BHYT trong cả chục năm. Có những người không tham gia, khi bị bệnh trở thành thảm họa với gia đình bởi chi phí y tế quá lớn mà không có BHYT chi trả. Nhất là những gia đình lao động nhỏ, thủ công, ở mức trung bình (không phải cận nghèo, không nghèo)”, bà Tiến phân tích.

Theo ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), quy định bán thẻ BHYT theo hộ gia đình là để đảm bảo chia sẻ từ chính những người thân trong gia đình. Vì nếu chỉ người bệnh mới tham gia BHYT thì quỹ BHYT lấy đâu tiền mà chi trả.

Ví như người bệnh chạy thận nhân tạo, trung bình mỗi năm BHYT chi trả 50 – 60 triệu đồng, trong khi số tiền bệnh nhân đóng BHYT chỉ đủ cho một lần chạy thận.

“Mục đích bán thẻ BHYT theo hộ gia đình là rất rõ, vừa để tăng bao phủ BHYT, vừa để cộng đồng có trách nhiệm với người bệnh. Khi trong gia đình có người ốm đau thì chính những người thân trong gia đình phải có trách nhiệm tham gia BHYT. Không thể mãi tư tưởng tôi khỏe cần gì mua thẻ, chỉ mua cho người thân bị bệnh. Nếu ai cũng lựa chọn ngược, chỉ khi bệnh mới đi mua thẻ BHYT thì quỹ BHYT lấy gì để chi cho người bệnh?”, ông Sơn nhấn mạnh.

Trước những vướng mắc đang tồn tại như việc việc xác minh tạm vắng đối với người đang công tác, du học, làm việc ở nước ngoài; xác nhận tạm vắng đối với người có hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú tại TP nhưng chuyển đến nơi khác làm việc, sinh sống... ông Sơn cho biết sẽ có hướng dẫn thực hiện trước mắt là dành cho nhóm đối tượng đang điều trị các bệnh lý mãn tính để họ không bị gián đoạn trong quá trình điều trị. Ví như phương án vẫn bán thẻ nhưng thời hạn ngắn trong thời gian chờ đợi làm các thủ tục xác minh liên quan cũng được tính đến, để người bệnh không bị gián đoạn điều trị.

Bà Tống Thị Song Hương cho biết, tròn 1 tháng sau khi nhận những thông tin từ cơ sở về những vướng mắc còn tồn tại trong việc bán thẻ BHYT theo hộ gia đình cơ quan quản lý sẽ bàn bạc, xem xét để có cách gỡ vướng những vướng mắc này, đảm bảo người dân được mua thẻ BHYT thuận lợi, vừa vì chính quyền lợi của người bệnh, vừa góp phần tăng bao phủ BHYT toàn dân.

Theo Dân Trí

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bao-hiem-y-te-ho-gia-dinh-dan-co-chiu-thiet-287.html)

Tin cùng nội dung

  • Tết cận kề với công việc bộn bề, hối hả, đường xá nườm nượp xe cộ, nhiều người có “trục trặc” về sức khỏe càng tăng tâm lý ngại ra đường. Tuy nhiên, với dịch vụ xét nghiệm tận nơi, tiện ích, mọi người có thể an tâm chăm sóc sức khỏe ngay tại nhà mình.
  • Từ xa xưa, chúng ta thường quan niệm: “Xuân về không rượu chẳng có Xuân”. Nhưng nếu “ vui quá chén” không biết tự bảo vệ sức khỏe sẽ không có được niềm vui trọn vẹn trong dịp tết.
  • Nếu không có dụng cụ y tế, bạn có thể dùng bìa các tông cứng để nẹp phần xương bị gãy. Thay vì dùng dung dịch khử trùng, bạn rửa vết thương bằng nước sạch cũng được.
  • Dạo này tôi hay đau bụng bên trái sau cạnh sườn, đôi khi đau ở thượng vị. Đi tiểu phân lúc đầu sệt, sau đó lỏng có nhày bọt, không đen không máu. Tôi đi khám ở phòng khám tư, bác sĩ chẩn đoán bị bệnh đại tràng. Nên gia đình khuyên tôi đi BV Nhân Dân Gia Định khám và làm xét nghiệm, nội soi dạ dày luôn. Nhưng do hiện giờ tôi chưa có điều kiện đi khám. Xin hỏi nếu có bảo hiểm vượt tuyến thì có được giảm chi phí? Và giá xét nghiệm, nội soi khoảng bao nhiêu?,
  • Em mới té xe bị chảy máu cùi chỏ. Mọi người khuyên đi chích ngừa uốn ván nhưng em không biết ngày tết thì nên đến đâu để chích ngừa? Các bệnh viện thì thứ 2 tuần sau mới làm việc. Nhờ Mangyte chỉ giúp. (Ngân Hà - TPHCM)
  • Chào Mangyte, Hè này tôi đưa gia đình lên Sài Gòn chơi, tiện thể khám sức khỏe tổng quát cho cả nhà luôn. Tôi muốn khám ở BV Hòa Hảo mà nghe nói chỗ đó đông lắm, phải lấy số từ 4h sáng lận, mà ba mẹ tôi cao tuổi rồi. Vậy làm cách nào để gia đình tôi có thể khám bệnh nhanh chóng, tiện lợi nhất? (Công Minh - Bến Tre)
  • Sắp tới Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ lễ 5 ngày, gia đình tôi muốn đi du lịch kết hợp với khám sức khỏe luôn có được không? Còn 1 tháng nữa nhưng tôi phải lên kế hoạch từ bây giờ. Tôi nên đăng ký ở đâu, nhờ Mangyte hướng dẫn giúp. Xin cảm ơn nhiều! (Phúc Vinh - TPHCM)
  • Chi tiết nội dung mô tả Mục tiêu và ý tưởng xây dựng mạng y tế - Kết nối vì sức khỏe cộng đồng.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY