Kinh tế xã hội hôm nay

Bánh tráng Cù lao Mây rộn ràng vào Tết

(MangYTe) - Khi gió bấc se lạnh, kéo theo “mùi Tết” tràn về cũng là thời điểm làng nghề bánh tráng Cù lao Mây rục rịch vào vụ. Là một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm đoàn viên ngày Tết của người miền Tây, bánh tráng nhúng, bánh tráng nem dùng để cuốn thức ăn, các loại bánh tráng ngọt dùng làm quà biếu với ý nghĩa trao sự tròn đầy, ngọt ngào. Với hương vị mộc mạc, thơm ngon, cứ thế, hàng trăm năm qua, chiếc bánh tráng luôn được thực khách khắp nơi ưa chuộng.

Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là đến tết nhâm dần 2022. thời điểm này, chạy dọc theo con lộ trên cù lao mây (xã lục sĩ thành, huyện trà ôn, tỉnh vĩnh long) không khó để bắt gặp hình ảnh các lò tráng bánh đỏ lửa từ lúc chưa thấy mặt trời để cho ra hàng ngàn chiếc bánh hay những hàng bánh tráng trắng ngần đang “tắm nắng” rợp hai bên đường.

Người dân Cù lao Mây phơi bánh tráng dọc bên đường - Ảnh: Việt Hà.

Bánh tráng là một món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người miền Tây - Ảnh: Việt Hà.

Một trong những gia đình có truyền thống 3 đời làm nghề tráng bánh, bà Trần Thị Thuý Liễu (61 tuổi, ngụ xã Lục Sĩ Thành) chia sẻ: “Tính đến nay, có lẽ gia đình tôi theo nghề này cũng gần 200 trăm. Từ thời bà ngoại chồng truyền lại cho mẹ chồng tôi và đến đời tôi vẫn tiếp nối”.

Vào vụ bánh Tết, nhà nào bếp lò cũng nghi ngút khói từ sáng sớm - Ảnh: Việt Hà.

Bà Liễu là thế hệ thứ 3 trong gia đình có truyền thống 3 đời làm nghề tráng bánh - Ảnh: Việt Hà.

Theo bà Liễu, tráng bánh là nghề dễ mà không dễ, vất vả, có thu nhập quanh năm nhưng đồng lời không nhiều nên nhiều người cũng bỏ nghề để đi nơi khác tìm kế sinh nhai. “Hồi trước, hễ vô vụ Tết là 2 bên đường ở xứ cù lao này người phơi bánh đông nghẹt hết. Bây giờ, ngày thường chỉ có gần 30 hộ còn làm quanh năm. Đợt bánh Tết này nhu cầu nhiều nên có cỡ 70 hộ tráng nhưng xong vụ họ lại nghỉ” – Bà Liễu nói.

Bà Liễu sáng tạo nên chiếc bánh tráng màu hồng từ trái thanh long ruột đỏ nổi tiếng khắp miền Tây - Ảnh: Việt Hà.

Thanh long được xay nhuyễn rồi trộn với bột và các nguyên liệu khác để làm bánh tráng - Ảnh: Việt Hà.

Nặng nợ với nghề, hơn 40 năm qua ngày nào vợ chồng bà Liễu cũng dậy từ 3 giờ 30 phút sáng đểnhóm lửa, làm bột. Đến khoảng 4 giờ 30 – 5 giờ là bắt đầu tráng bánh.

Để làm được bánh tráng ngon, quan trọng nhất là khâu chọn gạo, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên. với cách làm truyền thống này đã tạo nên thương hiệu bánh tráng cù lao mây trăm năm nay.

Ông Nha chồng bà Liễu nhồi bột với thanh long và nước đường, dừa - Ảnh: Việt Hà.

Ở 2 thế hệ trước, gia đình bà chỉ tráng 2 loại bánh truyền thống là bánh tráng nhúng và bánh tráng nemdùng để cuốn thức ăn hoặc lâu lâu tráng thêm bánh tráng dừa dùng để nướng theo đặt hàng của khách. Đến thời bà Liễu, do sự cạnh tranh giữa các lò bánh và việc tìm khách hàng khó khăn do lò nào cũng chỉ tráng 2 loại bánh như nhau nên bà đã có ý tưởng đột phá, sáng tạo thêm nhiều loại bánh tráng với hương vị mới nhằm đa dạng chủng loại, thu hút khách hàng tự tìm đến.

Chiếc bánh màu hồng đẹp mắt sắp ra lò - Ảnh: Việt Hà.

Cán bánh lên vỉ để chuẩn bị đem phơi nắng - Ảnh: Việt Hà.

Bà Liễu kể: “Làm ra chiếc bánh đã vất vả nhưng tìm khách hàng càng vất vả hơn trăm lần. Hồi đó, vợ chồng tôi phải chở từng chồng bánh tráng sang các tỉnh lân cận để bỏ mối, vừa xa xôi, lại lời không bao nhiêu. Vì vậy, tôi nghĩ sao mình không làm ra thêm nhiều loại nữa để khách hàng tự tìm tới. Từ nguyên liệu làm bánh tráng dừa nướng, tôi đã thêm các thành phần để tạo ra bánh tráng ngọt sữa; bánh tráng dừa, mè, tôm khô; rồi bánh tráng ớt,...”.

Ông Nha là người đảm nhận khâu phơi bánh - Ảnh: Việt Hà.

Nói về cơ duyên với chiếc bánh tráng thanh long sáng tạo, nổi tiếng khắp miền tây. bà liễu cho hay, vào thời điểm thanh long ruột đỏ rớt giá thê thảm, người ta đổ bán dọc 2 bên đường lộ chỉ 2 – 3.000 đồng/kg. thấy vậy, bà thoáng nghĩ, màu thanh long tím đỏ tự nhiên, nếu cho vào bánh tráng chắc sẽ rất đẹp.

Nghĩ là làm, người phụ nữ xứ cù lao liền áp dụng ngay công thức “tự chế”. vẫn bằng các nguyên liệu như: dừa, nước cốt dừa, sữa, mè, rồi xay thanh long ruột đỏ hoà vào để làm nên bánh tráng thanh long và đem ra trước nhà để bán. trong ngày đầu, bà liễu đã bán hết 50 bánh; khách hàng đánh giá bánh tráng thanh long rất ngon, nó có vị béo của dừa, độ thơm của mè và vị ngọt thanh của thanh long mang lại hương vị rất đặc trưng. thế nhưng, bánh tráng thanh long lại khó hơn tất cả các loại bánh khác. do, khi cho trái cây tươi vô làm cho bánh sẽ có độ mềm và không được dẻo nên rất dễ bị rách. vì vậy, trong quá trình tráng đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao mới tráng được chiếc bánh nguyên vẹn.

Bánh tráng phải đủ nắng mới đạt chuẩn xuất ra thị trường - Ảnh: Việt Hà.

Bên cạnh đó, một chiếc bánh tráng ngon không chỉ ở phần nguyên liệu, cách làm và bàn tay lành nghề của người thợ làm bánh, mà sự thành bại của nó có được quyết định ở khâu phơi bánh.

Ông lê ngọc nha (65 tuổi, chồng bà liễu) chia sẻ: “nếu thời tiết tốt thì bánh tráng ngọt sữa hoặc bánh tráng thanh long phơi tới 11 giờ là mình phải ngưng, vì giờ đó độ nắng đã giảm bớt. từ lúc đó tới chiều thì sẽ tráng bánh nhúng và bánh nem, phơi tầm 1 giờ là bánh khô. tiếp đó, tôi đưa bánh vô nhà, đợi đến chiều mát lại đem ra phơi cho bánh dẻo lại, rồi mới mang vào đóng gói, hút chân không”.

Ông Nha gỡ bánh tráng để chuẩn bị đóng gói - Ảnh: Việt Hà.

Tuy nhiên, chẳng may gặp mưa hoặc trời không đủ nắng thì xem như phải bỏ toàn bộ. Bởi bánh không được hong khô sẽ nhanh chóng bị mốc và không để dùng lâu được. Do đó, để giữ uy tín thương hiệu nên gia đình ông Nha buộc phải gỡ tất cả bánh thiếu nắng bỏ hoặc bán làm thức ăn gia súc chứ không bán ra thị trường.

Hiện nay, bánh tráng của gia đình bà Liễu được khách hàng ở các tỉnh, thành lân cận như: TP Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, Kiên Giang,...rất ưa chuộng; thậm chí, có người mua để gửi ra nước ngoài.

Bà Liễu đóng gói và hút chân không. Đây là công đoạn cuối cùng trong ngày để hoàn thành chiếc bánh tráng Cù lao Mây trứ danh - Ảnh: Việt Hà.

Trung bình, mỗi ngày lò bánh thuý liễu tráng được khoảng 700 bánh, với giá cả khác nhau như: bánh tráng nướng tôm khô 700.000/100 chiếc; bánh tráng nướng mè 500.000/100 chiếc; bánh tráng nhúng, bánh tráng nem 120.000/100 chiếc; bánh tráng ớt 180.000/100 chiếc; bánh tráng ngọt sữa 300.000/100 chiếc, bánh tráng thanh long 320.000/100 chiếc,...

Nghề tráng bánh của bà con Cù lao Mây là việc làm quanh năm nhưng vào thời điểm cận Tết, nhà nào cũng tăng công suất tráng lên gấp 2 – 3 lần để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường Tết.

“Ví dụ bình thường, tôi bắt đầu tráng bánh từ 3 giờ 30 phút thì vào vụ Tết, phải thức từ 2 – 2 giờ 30phút mới kịp hoàn thành số lượng bánh khách đặt trong ngày. So với năm trước, năm nay nguyên liệu làm bánh tăng cao hơn nhưng tới thời điểm này giá bánh vẫn “dậm chân tại chỗ”. Tôi hi vọng bán được số lượng nhiều để bù vào khoảng tăng chi phí nguyên liệu” – Bà Liễu bộc bạch.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/banh-trang-cu-lao-may-ron-rang-vao-tet-445229.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY