Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh Phong Lạnh Nổi Mề Đay Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh phong lạnh nổi mề đay còn được gọi là mề đay do lạnh, các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban gây nóng rát

Bệnh phong lạnh nổi mề đay còn được gọi là mề đay do lạnh, các triệu chứng bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, phát ban gây nóng rát khó chịu. Nguyên nhân gây khởi phát phong lạnh nổi mề đay là do tiếp xúc với không khí lạnh thay đổi đột ngột, nước lạnh.

Bệnh phong lạnh nổi mề đay là gì?

Bệnh phong lạnh nổi mề đay đặc trưng bởi tình trạng ngứa ngáy, da nổi các sẩn đỏ, sưng viêm do tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ thấp thay đổi đột ngột, tiếp xúc với nước lạnh, dung nạp thực phẩm lạnh. Các triệu chứng bệnh lý thường khởi phát tập trung ở các vùng da mặt, tay, chân, cổ và những vùng da hở.

Bệnh phong lạnh nổi mề đay là gì?

Các triệu chứng bệnh lý thường khởi phát tập trung ở các vùng da mặt, tay, chân, cổ và những vùng da hở

Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh phong lạnh nổi mề đay do uống nước lạnh hoặc ăn thức ăn lạnh, lúc này các cơ quan hô hấp có thể bị phù nề, sưng viêm. Từ đó dẫn đến tình trạng khó thở, sốc phản vệ, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, ở mức nhiệt độ ở 4 độ C có thể gây khởi phát nổi mề đay. Tuy nhiên, ngưỡng nhiệt độ này có thể chênh lệch tùy thuộc vào cơ địa của từng người bệnh.

Các triệu chứng bệnh phong lạnh nổi mề đay thường bùng phát mạnh mẽ vào ban đêm, gây ngứa ngáy dai dẳng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cũng như sức khỏe người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây ra các biến chứng nặng nề.

Triệu chứng bệnh phong lạnh nổi mề đay

Hầu hết các trường hợp bị phong lạnh nổi mề đay đều có các biểu hiện nhận biết điển hình, không bị nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da khác. Do đó, bạn có thể nhận biết bệnh lý qua một số triệu chứng sau đây:

  • Trên da xuất hiện các đốm màu trắng hồng hoặc các mảng sần có đường kính từ vài mm đến vài cm
  • Các mẩn ngứa do mề đay gây ra thường có ranh giới rõ ràng với các vùng da xung quanh, khi chạm vào sẽ có cảm giác cứng chắc
  • Tổn thương da đi kèm với tình trạng ngứa ngáy dữ dội
  • Tổn thương da do phong lạnh mề đay gây ra thường khu trú ở những vùng da hở như mặt, chân, đùi, tay, cổ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mề đay có thể khởi phát lan rộng toàn thân

Ngoài các triệu chứng cơ năng, bệnh phong lạnh nổi mề đay còn có thể khởi phát một số biểu hiện như nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ho,…

Nguyên nhân dẫn đến bệnh phong lạnh nổi mề đay

Tình trạng nổi mề đay là hệ quả khi hệ miễn dịch chống lại với không khí lạnh, từ đó dẫn đến các IgE trong huyết tương tăng lên đột ngột và giải phóng các histamin dưới da. Chất này khi giải phóng sẽ khiến các mao mạch dưới da và niêm mạc giãn ra, gây ra các tổn thương bề mặt da.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh phong lạnh nổi mề đay

Tình trạng nổi mề đay là hệ quả khi hệ miễn dịch chống lại với không khí lạnh, từ đó dẫn đến các IgE trong huyết tương tăng lên đột ngột và giải phóng các histamin dưới da

Bệnh phong lạnh nổi mề đay có thể khởi pháp bởi một số nguyên nhân sau:

  • Tiếp xúc hoặc tắm với nước lạnh
  • Thời tiết chuyển lạnh đột ngột
  • Ăn đồ lạnh hoặc uống nước đá

Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, các triệu chứng của bệnh lý có thể khởi phát do một số yếu tố thuận lợi như bị suy giảm hệ miễn dịch, mắc các bệnh mãn tính, người đang bị nhiễm trùng viêm tai giữa, viêm họng cấp, viêm phổi,…)

Bệnh phong lạnh nổi mề đay nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh phong nổi mề đay thường chỉ gây tổn thương ngoài da và kèm theo một số triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn, nóng rát khó chịu. Bệnh lý có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng nếu áp dụng các biện pháp chăm sóc và can thiệp điều trị cần thiết.

Tuy nhiên, trong một số trường tình trạng nổi mề đay do phong lạnh gây ra có thể dẫn đến sốc phản vệ. Nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời có thể gây co thắt ở đường thở, suy hô hấp và nghiêm trọng hơn có thể tử vong.

Do đó, khi nhận thấy biểu hiện nổi mề đay kèm theo các dấu hiệu như sưng lưỡi, khó thở, sưng cổ họng,…Lúc này bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, bệnh phong lạnh nổi mề đay còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh như:

Ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ: Tổn thương da do mề đay gây ra thường ảnh hưởng trực tiếp đến làn da và tác động tiêu cực đến ngoại hình. Với các trường hợp bệnh phong lạnh nổi mề đay tái đi tái lại thường xuyên có thể hình thành tổn thương thứ phát như nứt nẻ, dày sừng nang lông, da nhiễm cộm,…

Bệnh phong lạnh nổi mề đay nguy hiểm không?

Không giống với mề đay cấp tính, bệnh phong nổi mề đay mãn tính thường kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị dứt điểm

Mề đay mãn tính: Theo các thống kê cho thấy có hơn 90% ca mắc bệnh phong lạnh nổi mề đay có xu hướng thuyên giảm sau vài tuần điều trị và chăm sóc hợp lý. Tuy nhiên, một số ít trường hợp khác các triệu chứng nổi mề đay kéo dài trên 6 tuần và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Không giống với mề đay cấp tính, bệnh phong nổi mề đay mãn tính thường kéo dài dai dẳng và rất khó điều trị dứt điểm.

Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ: Ngứa ngáy, đau rát là những triệu chứng điển hình của bệnh phong lạnh nổi mề đay. Tình trạng ngứa ngáy có thể nặng nề hơn vào ban đêm khi nhiệt độ giảm xuống thấp. Các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ khiến người bệnh ngủ không sâu hay chập chờn. Từ đó ảnh hưởng đến năng lượng cơ thể cũng như công việc, học tập và sinh hoạt hàng ngày.

Điều trị bệnh phong lạnh nổi mề đay

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc trị bệnh mề đay nói chung và mề đay do phong lạnh nói riêng. Các loại thuốc chữa có tác dụng giúp kiểm soát các triệu chứng, hạn chế tổn thương da lan rộng và phòng ngừa tái phát lâu dài.

Dưới đây là một số biện pháp thường được áp dụng trong cải thiện các triệu chứng bệnh phong lạnh hiệu quả:

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Các loại thuốc Tây thường được bác sĩ chỉ định khi các triệu chứng phong lạnh nổi mề đay gây ngứa ngáy dữ dội và tổn thương trên diện rộng. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa sử dụng như:

Thuốc bôi chứa Menthol: Để kiểm soát tổn thương da, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc bôi ngoài da chứa Menthol giúp giảm viêm nhiễm, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nóng rát và dịu da.

Các loại thuốc kháng histamin H1: Đây là chất trung gian kích thích da nổi mề đay và sẩn ngứa. Do đó, để kiểm soát bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các loại thuốc kháng histamin trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, kém tập trung,…

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Để kiểm soát tổn thương da, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc bôi ngoài da chứa Menthol giúp giảm viêm nhiễm, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, nóng rát và dịu da

Nhóm thuốc uống chứa corticoid: Các loại thuốc corticoid đường uống có thể được bác sĩ chuyên môn chỉ định đối với các trường hợp bệnh nổi mề đay do phong lạnh có mức độ tổn thương nghiêm trọng, gây phù nề và ngứa ngáy dữ dội. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, do đó bạn cần tuân thủ chỉ định về liều lượng và thời gian sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng bệnh lý, độ tuổi, khả năng đáp ứng mà bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thêm một số loại thuốc hỗ trợ điều trị như thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm,…

Áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát nổi mẩn ngứa bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Cụ thể như:

Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên: Việc dùng kem dưỡng ẩm có thể làm dịu vùng da bị tổn thương, cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, giảm kích ứng. Bên cạnh đó, một số loại kem dưỡng ẩm có khả năng sát trùng, thúc đẩy quá trình phục hồi các mô bị tổn thương do bệnh lý gây ra, tránh tình trạng da bị mất nước.

Tắm hoặc ngâm với nước ấm: Biện pháp này có tác dụng giảm ngứa ngáy, làm dịu da và làm giảm tình trạng sưng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, tắm hoặc ngâm vùng da bị tổn thương với nước ấm còn hỗ trợ giải cảm, cải thiện một số triệu chứng đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa cổ họng,…

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Đối với các trường hợp bệnh phong lạnh nổi mề đay cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trong thời gian điều trị. Đặc biệt là khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột không chỉ gây nổi mề đay, phát ban mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp. Do đó, khi thời tiết chuyển lạnh bạn nên hạn chế di chuyển, hoạt động ngoài trời.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: Các triệu chứng nổi mề đay có thể bùng phát nhiều lần và tiến triển thành mãn tính với các trường hợp có hệ miễn dịch suy giảm. Do đó, cách phòng ngừa t bệnh tốt nhất là thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, giúp tăng cường sức đề kháng, hệ thống miễn dịch giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây tươi, nước lọc,…

Tận dụng các thảo dược tự nhiên

Đối với các trường hợp bệnh phong lạnh nổi mề đay có tổn thương da ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng viêm, làm dịu vùng da tổn thương hiệu quả.

Tận dụng các thảo dược tự nhiên

Sử dụng gel nha đam chứa các axit amin, hàm lượng nước và chất chống oxy hóa dồi dào với tác dụng giảm chứng ngứa ngáy hiệu quả, giảm sưng viêm và làm dịu vùng da bị tổn thương do mề đay gây ra

Khi kết hợp các mẹo chữa này với các biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng tiến triển nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số dược liệu tự nhiên có tác dụng hỗ trợ quá trình chữa bệnh nổi mề đay do phong lạnh:

Lá trầu không: Thảo dược có tính ấm, vị cay nồng, có tác dụng kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy, tiêu viêm, giảm sưng. Người dân thường sử dụng lá trầu không nấu nước tắm/ ngâm giúp làm giảm tình trạng nổi mề đay, giảm sưng viêm và kiểm soát cơn ngứa ngáy nhanh chóng.

Lá khế: Các thành phần trong lá kế có khả năng tiêu viêm, giảm ngứa thường được sử dụng trong chữa trị bệnh viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, chàm và các triệu chứng mề đay mẩn ngứa. Để kiểm soát bệnh lý, người bệnh có thể sao nóng lá khế và đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị hoặc nấu nước lá khế tắm/ ngâm.

Sử dụng gel nha đam: Dược liệu chứa các axit amin, hàm lượng nước và chất chống oxy hóa dồi dào với tác dụng giảm chứng ngứa ngáy hiệu quả, giảm sưng viêm và làm dịu vùng da bị tổn thương do mề đay gây ra. Người bệnh có thể sử dụng gel nha đam thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị để cải thiện các triệu chứng bệnh lý, thúc đẩy quá trình phục hồi các mô bị tổn thương nhanh chóng.

Chữa bằng thuốc Nam

Để việc chữa bệnh phong lạnh nổi mề đay hiệu quả bằng thuốc Nam, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc nam gia truyền 3 THẾ KỶ Mề Đay Đỗ Minh – HIỆU QUẢ, AN TOÀN TUYỆT ĐỐI 

Được nghiên cứu và ra đời cách đây hơn 150 năm, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường (Phòng chẩn trị YHCT 5 đời) là bài thuốc giúp loại bỏ hiệu quả bệnh mề đay cho mọi trường hợp bệnh nhân.

Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020) cho biết: “Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh có cơ chế Song Tiêu – Đồng Dưỡng giúp triệt tiêu tận gốc nguyên nhân gây bệnh, đồng thời cân bằng âm dương trong cơ thể, nâng cao chức năng tạng phế, tăng sức đề kháng cho người bệnh”.

ĐỌC NGAY: Chuyên gia chỉ ra những ĐIỂM MẠNH của bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Cơ chế Song tiêu - Đồng dưỡng cho hiệu quả toàn diện

Sử dụng được bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh, mọi người không lo tác dụng phụ bởi:

  • Bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ dược liệu sạch, lành tính, không chứa độc dược.
  • Bài thuốc không chứa rác thuốc, không trộn lẫn tân dược và chất bảo quản.
  • Tất cả dược liệu trước khi sử dụng trong bài thuốc đều được các lương y, bác sĩ tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường kiểm định cẩn thận về chất lượng và thành phần dược tính.

Sau khi thăm khám, dựa vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, lương y Tuấn sẽ gia giảm, bổ sung thêm các dược liệu thích hợp để giúp tăng cường sức khỏe cho mọi người.

Số liệu về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Lương y Tuấn cho biết, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh có hiệu quả tác động cụ thể qua từng giai đoạn.

  • Giai đoạn 1: Tán hàn, khu phong, tăng cường đào thải độc tố, giảm ngứa
  • Giai đoạn 2: Mát gan, thanh nhiệt, bổ thận
  • Giai đoạn 3: Cân bằng âm dương, tăng sức đề kháng

Độc giả có thể tham khảo thêm một số phản hồi dưới đây của người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh trước khi quyết định sử dụng.

ĐỌC NGAY: Người bệnh nói gì về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh chưa?

Phản hồi người bệnh về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Mỗi bệnh nhân sau khi được thăm khám sẽ được tư vấn liệu trình điều trị phù hợp. Để biết thêm thông tin về bài thuốc, mọi người có thể liên hệ tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường theo thông tin dưới đây. Nhà thuốc có dịch vụ thăm khám và tư vấn miễn phí, đặc biệt là giảm chi phí điều trị cho trường hợp bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

  • Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình  
  • Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh
  • Điện thoại: 0963 302 349 – 0938 449 768 
  • Website:https://dominhduong.org | https://dominhduong.com
  • Facebook: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong

Các biện pháp kiểm soát bệnh phong lạnh nổi mề đay

Các triệu chứng bệnh phong lạnh nổi mề đay thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái phát nhiều lần nếu không có biện pháp điều trị chăm sóc và phòng ngừa đúng cách. Do đó, bên cạnh các biện pháp điều trị và hỗ trợ điều trị, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau giúp phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Cụ thể như:

  • Tránh dung nạp các thực phẩm có tính hàn như nghêu, mực, hàu, tôm, sò,…Bên cạnh đó, cần tránh uống nước lạnh, ăn kem.
  • Chú ý giữ ấm cơ thể, hạn chế ra đường khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Bạn có thể sử dụng trà gừng giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn.
Các biện pháp kiểm soát bệnh phong lạnh nổi mề đay

Chú ý giữ ấm cơ thể, hạn chế ra đường khi thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Bạn có thể sử dụng trà gừng giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn

  • Nên tắm với nước ấm thay vì nước lạnh hoặc nước nóng. Mỗi lần tắm không quá 15 phút, việc tắm quá lâu sẽ khiến độ ẩm tự nhiên của da bị thay đổi khiến da trở nên khô ráp, dễ ngứa ngáy và bong tróc hơn, từ đó dẫn đến bùng phát các triệu chứng nổi mề đay.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp, bên cạnh đó bạn có thể tăng cường bổ sung các nguyên liệu như nghệ, gừng, tỏi vào thực đơn hàng ngày hỗ trợ phòng bệnh và tăng cường sức đề kháng tốt hơn, hạn chế bùng phát chứng nổi mề đay mẩn ngứa hiệu quả.
  • Tránh chà xát hoặc cào gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương, hành động này chỉ có thể làm giảm cơn ngứa ngáy tạm thời nhưng có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn, gây chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Khi ngủ bạn nên giữ ấm cơ thể vì vào ban đêm nhiệt độ thường thấp khiến các triệu chứng bệnh phong nổi mề đay có xu hướng lan rộng và trở nên nặng nề hơn.

Các biểu hiện bệnh phong lạnh nổi mề đay thường có xu hướng bùng phát mạnh mẽ khi chuyển mùa. Bệnh lý thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên nếu không có các biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách có thể khiến tổn thương da nghiêm trọng, lan rộng gây ngứa ngáy ảnh hưởng đến đến sinh hoạt cũng như chức năng thẩm mỹ của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng nổi mề đay, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  • Nổi mề đay có được tắm không? Có kiêng nước không?
  • Cách chữa nổi mề đay tại nhà với 9 vị thuốc dân gian
  • Hay bị ngứa nổi mề đay vào buổi tối: Cách trị và ngừa tái phát

Mạng Y Tế
Nguồn: Tạp chí ViMed (https://vimed.org/benh-phong-lanh-noi-me-day-9064.html)
Từ khóa:

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY