Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bệnh tiểu đường trong thai kì và những điều mẹ bầu cần chú ý

Bệnh tiểu đường thai kì xuất hiện ở 5% phụ nữ mang thai. Sau khi em bé chào đời bệnh tiểu đường sẽ chấm dứt. Nhưng vẫn có những trường hợp phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiều đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường chia thành hai loại: bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong khoảng 5% phụ nữ mang thai và ở các phụ nữ này thường được phân chia ra:

- Chuyển sang bệnh tiểu đường tuýp 2 trong 5-10 năm sau khi sinh

- 10-5-% phụ nữ có bệnh tiểu đường thai kì sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2

- Sau khi sinh lượng đường trong máu của người mẹ sẽ ổn định

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc cơ thể không chuyển hoá tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường glucose không thể di chuyển một mình từ mạch máu vào tế bào mà phải cần insulin hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Chúng ta bị bệnh tiểu đường là do có quá nhiều lượng đường vào mạch máu và các biến chứng từ đó phát sinh.

Trong suốt quá trình mang thai, nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển. Nhưng những nội tiết tố này cũng sẽ gây một số rủi ro đến tính năng hữu ích của insulin của người mẹ. Đây có thể được coi như là “kháng insulin”. Sẽ là điều tốt khi mức insulin và đường huyết cùng đạt chuẩn để duy trì mức độ đường trong máu an toàn. Nhưng trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì lượng đường máu không còn được insulin kiểm soát, do đó, phải cần hoặc là giảm lượng đường hoặc là tăng lượng insulin hoặc là làm cả hai động tác đó.

Ai dễ mắc bệnh?

- Phụ nữ ở lứa tuổi trên 30.

- Phụ nữ dân tộc thiểu số bao gồm thổ dân Úc, dân ở các quần đảo trên Thái Bình Dương, người Châu Á, Philiipines, Ấn độ, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Việt Nam.

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

- Phụ nữ bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai.

- Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.

Khi nào thì bệnh tiểu đường thai kỳ được phát hiện?

Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử bệnh hay không. Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần mang thai thứ 24-28, mặc dù vẫn có thể có những triệu chứng vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng lượng đường vì nhu cầu tăng năng lượng. Tình huống lý tưởng là khi việc sản xuất insulin vừa đủ để phù hợp với lượng đường đang cần được gia tăng. Nhưng không phải thai phụ nào nào cũng đạt được trạng thái lý tưởng này.

Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ

Bạn có thể không biết cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Vài phụ nữ có những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2:

- Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.

- Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.

- Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.

- Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.

- Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

Bệnh ảnh hưởng đến bé như thế nào?

Nếu không kiểm soát, lượng đường glucose thừa trong máu sẽ làm thai nhi phát triển khá to. Do phải tương thích với lượng đường tăng qua nhau thai đến nguồn cung cấp máu, thai nhi sẽ tăng tiết lượng insulin để tiêu thụ lượng đường này và dự trữ năng lượng dưới lớp mỡ của thai nhi. Bé của các bà mẹ bị bệnh tiểu đường có thể nặng đến 4kg khi sinh. Đó là lý do khi bé mới sinh mà có cân quá nặng thì bác sĩ phải nghi ngờ đến bệnh tiểu đường thai kỳ ngay cả khi đã được chẩn đoán là không có bệnh trước khi sinh.

Để phòng các vấn đề sức khoẻ có thể xảy ra cho bé, các bác sĩ phải theo dõi bệnh tiểu đường và điều trị để kiểm soát lượng đường huyết. Thông thường lượng đường trong máu của mẹ sẽ tăng cao hơn trước khi sinh con.

Thanh Quế

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình - NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/benh-tieu-duong-trong-thai-ki-va-nhung-dieu-me-bau-can-chu-y-23577/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY