Với bạn, cơn ác mộng thực sự là gì? Đối với bệnh nhân gout lâu năm, đó là những ám ảnh về đau đớn mỗi khi bị gout tấn công.
Với đa số bệnh nhân gout, kể từ khi phát hiện bệnh, cuộc sống của họ sẽ dần thay đổi theo hướng tiêu cực. Việc vừa phải kiêng ăn, vừa phải chịu đựng các cơn đau, vừa loay hoay tìm phương pháp chữa bệnh hiệu quả, vừa phải gánh vác trách nhiệm với gia đình, công việc… Bằng ấy nỗi lo, theo thời gian khiến họ dần cháng nản, tuyệt vọng.
Cơn đau gout diễn ra không theo quy luật nào, nó có thể tấn công người bệnh ngay giữa cuộc họp quan trọng, lúc người bệnh đang vui đùa cùng con cái, hay đang hứng khởi du lịch cùng gia đình. |
Mặc khác, việc hàng ngày phải liên tục chiến đấu với những cơn đau hành hạ cả thể xác lẫn tâm hồn khiến công việc cùng chất lượng cuộc sống của người bệnh ngày càng tụt dốc không phanh.
Tuy nhiên, các cơn đau gout diễn ra không theo quy luật nào, không theo bất cứ giới hạn về thời gian hay không gian nào. Nó có thể tấn công người bệnh ngay giữa cuộc họp quan trọng, lúc người bệnh đang vui đùa cùng con cái, hay đang hứng khởi du lịch cùng gia đình… Mỗi lần cơn đau bộc phát, người bệnh phải đối mặt với trải nghiệm kinh hoàng khác nhau, để lại những ám ảnh về tinh thần mà chỉ cần nhắc đến họ sẽ toát mồ hôi, lạnh sống lưng… bất chấp việc họ đã cố gắng ăn uống điều độ trong thời gian dài, hay vẫn dùng thuốc điều trị.
Vậy đâu là cách giảm đau cho bệnh nhân gout để thoát khỏi nổi ám ảnh một cách nhanh chóng?
Các phương pháp giảm đau cho bệnh nhân gout
1. Chườm lạnh
Khi bị đau gout bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh trực tiếp lên vùng da bị đau trong khoảng 10 đến 15 phút, cảm giác đau sẽ được làm dịu nhanh chóng. |
Đối với bệnh nhân gout để có thể giảm nhanh các cơn đau người bệnh có thể nghĩ ngay đến phương pháp chườm lạnh bằng cách sử dụng nước đá cho vào túi lạnh sau đó chườm trực tiếp lên vùng da bị đau trong khoảng 10-15 phút, cảm giác đau sẽ được làm dịu nhanh chóng. Tuy nhiên, không nên thực hiện quá 15 phút vì sẽ làm tổn thương vùng da bị đau.
2. Ngâm nước muối
Phương pháp tiếp theo bệnh nhân gout có thể áp dụng để làm giảm các cơn đau là ngâm chân vào nước muối. Cách thực hiện rất đơn giản bạn sử dụng nước ấm pha với một lượng muối vừa phải sau đó ngâm chân vào, muối có tác dụng kích thích sự lưu thông của máu, đồng thời giúp thải bớt độc tố ra khỏi cơ thể, làm giảm nhanh cảm giác đau đơn do gout gây ra.
3. Kê cao chân
Đây là phương pháp dễ thực hiện và tốn ít công sức nhất nhưng hiệu quả mang lại là ngoài sự mong đợi. Cho nên khi bị những cơn đau gout bất ngờ tấn công, bệnh nhân gout chỉ cần sử dụng một vài chiếc gối xếp chồng lại với nhau sau đó kê cao chân lên, việc làm này sẽ giúp hạn chế sự lưu thông máu đến các khu vực tổn thương, đồng thời làm giảm sưng đau nhanh chóng.
Kê chân cao mỗi khi bị gout tấn công sẽ giúp hạn chế sự lưu thông máu đến các khu vực tổn thương, đồng thời làm giảm sưng đau nhanh chóng |
4. Uống nhiều nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt đối với bệnh nhân gout việc uống nhiều nước cũng có tác dụng giúp cải thiện nhanh chóng sự đào thải các axit uric ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu. Khi lượng axit uric trong cơ thể không còn lắng đọng mà được đào thải bớt khỏi cơ thể thì những cơn đau sẽ không còn cơ hội tấn công bạn nữa. Chính vì thế, các chuyên gia thường khuyến cáo uống đủ nước mỗi ngày từ 2-2,5 lít nước sẽ rất tốt cho cơ thể, đặc biệt với bệnh nhân gout.
5. Thường xuyên giữ ấm cơ thể
Thông thường trời càng lạnh các cơn đau gout càng tấn công dữ dội, vì thế người bệnh gout cần thường xuyên giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là tại các khớp hoặc có thể ngâm chân trong nước ấm trước khi chuẩn bị ngủ.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà, người bệnh gout cũng cần có chế độ ăn uống phù hợp để hạn chế sự tấn công của những cơn đau.
Thực phẩm giúp giảm đau cho người bị gout
1. Ăn quả cherry
Cherry (anh đào) là loại trái cây có chứa lượng lớn chất Anthocyanins có khả năng làm giảm lượng tinh thể axit uric có trong máu. Chính vì thế, quả cherry là loại trái cây rất có lợi đối với bệnh nhân gout vừa giúp giảm viêm giảm đau hiệu quả.
Cụ thể kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Arthritis and Rheumatology đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân thường xuyên sử dụng quả cherry trong khẩu phần ăn ít bị đau hơn 35% so với những người mắc bệnh nhưng không sử dụng.
Anthocyanins trong cherry có khả năng làm giảm lượng tinh thể axit uric có trong máu. Cho nên, đây là loại trái cây rất có lợi đối với bệnh nhân gout vừa giúp giảm viêm giảm đau hiệu quả. |
2. Sữa ít béo
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nếu bệnh nhân gout thường xuyên tiêu thụ sữa ít béo (sữa không đường) sẽ có thể làm giảm đáng kể nồng độ axit uric trong cơ thể, đồng thời các triệu chứng của bệnh cũng giảm rõ rệt nếu kiên trì uống mỗi ly sữa mỗi ngày.
Sữa chỉ thật sự tốt cho bệnh nhân gout với điều kiện chúng ít chất béo và không chứa đường. Một điểm cần phải lưu ý là không phải tất cả các loại sữa đều phù hợp đối với người mắc gout, trong đó sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành là một điển hình mà bệnh nhân gout nên tránh xa, vì chúng chứa lượng lớn đạm thực vật và purin, nếu sử dụng sẽ khiến bệnh tình ngày một nặng hơn.
3. Sử dụng nhiều rau xanh
Bệnh nhân gout nên thường xuyên bổ sung thêm những thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ vào khẩu phần ăn. Đặc biệt là nên sử dụng những loại rau củ chứa ít nhân purin như khoai tây, các loại bông cải, râu cần, bí đỏ, trứng, các loại hạt…
4. Các loại nước ép
Bệnh nhân gout nên thường xuyên sử dụng nhiều các loại nước ép trái cây vì chúng có khả năng giúp cơ thể thanh lọc, giải nhiệt, đào thải axit uric ra khỏi cơ thể nhanh chóng. Trong đó, các loại nước ép bệnh nhân gout có thể sử dụng là:
- Nước dứa: Dứa là loại thực phẩm có chứa nhiều enzyme bromelain với công dụng đào thải nhanh chóng axit uric dư thừa khỏi cơ thể. Bạn có thể kết hợp giữa nước ép dứa pha với bột nghệ cũng rất tốt vì có thể giảm đau chống viêm cực tốt.
Enzyme bromelain với công dụng đào thải nhanh chóng axit uric dư thừa khỏi cơ thể. |
- Nước cà rốt + dưa chuột: là một loại nước ép thường được áp dụng nhiều để giảm những cơn đau từ gout. Kiên trì sử dụng nước ép cà rốt + dưa chuột mỗi ngày để đẩy lùi nhanh chóng bệnh.
- Nước ép dứa + nghệ: Bạn có biết chỉ việc sử dụng một ly nước ép dứa kết hợp cùng với 2 thìa bột nghệ cùng một ít gừng là bạn đã có ngay thức uống giúp giảm cơn đau gout hiệu quả. Nên chủ động sử dụng nước ép dứa, nghệ 30 phút trước khi đi ngủ để ngăn cản sự tấn công của đau gout do axit uric lắng đọng, chính vì thế nên duy trì thường xuyên sẽ có lợi cho cơ thể.
- Nước cà rốt + củ cải + dưa chuột: Sử dụng hỗn hợp nước cà rốt, củ cải và dưa chuột sẽ có công dụng đào thải nhanh chóng lượng axit uric tích tụ trong cơ thể qua đường tiết niệu. Mỗi khi bị gout tấn công, hãy nghĩ ngay đến việc sử dụng loại nước ép này để xoa dịu cảm giác đau đớn.
- Nước ép táo: đây là loại nước ép có chứa nhiều axit malic giúp cơ thể trung hòa hiệu quả lượng axit uric vốn có, từ đó làm giảm đau, chống sưng viêm do gout.
- Nước mía: Từ lâu nước mía được xem là thức uống giúp bài tiết và loại bỏ axit uric tích tụ trong cơ thể hiệu quả. Người bệnh gout có thể yên tâm sử dụng nước mía thường xuyên vừa giúp giải khát vừa giúp giảm các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận.
- Nước gừng: Mỗi khi bị cơn đau gout tấn công bệnh nhân gout nên sử dụng nước ấm pha cùng vài lát gừng tươi, thêm một vài giọt mật ong uống sẽ giúp giảm cơn đau nhanh chóng.
Chế độ tập luyện cho người bệnh gout
Mỗi ngày nên dành 30 phút để tập luyện thể dục sẽ giúp giảm thiểu tối đa sự lắng đọng của các axit uric trong khớp, đẩy lùi cơn đau gout, đồng thời tăng cường sức đề kháng. |
Nhiều chuyên gia cho biết, để sống chung hòa bình cùng bệnh gout ngoài chế độ ăn uống hợp lí còn cần phải có một chế độ tập luyện khoa học bằng các bài thể dục nhẹ nhàng hàng ngày giúp mang đến nhiều công dụng.
Mỗi ngày nên dành 30 phút để tập luyện thể dục để đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể. Chính việc kiểm soát được cân nặng ở mức ổn định sẽ giúp duy trì sức khỏe tránh sự tấn công của nhiều cơn bệnh khác ngoài gout.
Tập thể dục thường xuyên cũng giúp tăng cường sự lưu thông máu khắp cơ thể nuôi dưỡng và bôi trơn các khớp dễ dàng hơn. Giúp giảm thiểu tối đa sự lắng đọng của các axit uric trong khớp, đẩy lùi cơn đau gout.
Đồng thời tập luyện cũng có tác dụng làm giảm bớt sự tấn công của các cơn gout cấp nhẹ. Tuy nhiên, khi bị cơn gout tấn công dữ dội tốt nhất nên ngưng tập luyện hoàn toàn.
Gợi ý một số bài tập cho người bệnh gout
Bài tập bơi lội: Bơi lội là một trong những môn thể thao rất tốt cho xương khớp, vì giúp tăng cường chức năng hoạt động của các cơ, cho nên mỗi tuần nên tập bơi lội ít nhất 2 lần và bơi liên tục khoảng 15 lượt để xương khớp hoạt động tốt hơn.
Bài tập giãn cơ: Thường xuyên thực hiện bài tập này sẽ giúp cơ thể hạn chế được sự lắng đọng của axit uric trong các khớp. Song song đó, bài tập giãn cơ còn giúp tăng cường sự linh hoạt của các cơ, xương khớp.
Bạn có thể thực hiện theo những động tác sau: Ngồi với tư thế luôn thẳng lưng, gập người ra phía trước vòng hai tay nắm lấy phần cổ chân và ép lòng bàn chân vào với nhau. Thực hiện động tác đẩy chân vào trong và đặt khuỷu tay lên phần đùi bên trong
Thực hiện liên tục đến khi cảm thấy mỏi chân thì thả lỏng cơ thể và thực hiện thêm 4 đến 5 lần thì ngưng. Đối với động tác này nên tập vừa phải với cường độ chậm rãi để đạt hiệu quả cao hơn.
Bài tập vai chữa nhanh gout cấp: Thường xuyên thực hiện bài tập này sẽ giúp giảm đau phần khớp vai, và giảm nhẹ các cơn đau do gout cấp ở những bộ phận khác trên cơ thể.
Thực hiện bằng cách: Cúi gập người về phía trước và giữ yên trong khoảng 30 giây, sau đó ngửa về phía sau 30 giây, đặt hai tay cạnh nhau. Kiên trì thực hiện động tác này lâu dài sẽ giúp hạn chế sự tấn công của những cơn đau do gout.
Bài tập cổ tay chữa sưng khớp: đây là bài tập tuy nhẹ nhàng nhưng hiệu quả mang lại vô cùng lớn vừa giúp làm giãn cơ vừa tăng độ dẻo dai cho các khớp cổ tay, đồng thời giảm cơn đau do gout cấp tấn công.
Thực hiện bằng các động tác sau: nắm chặt tay thành nắm đắm, sau đó nhẹ nhàng xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ và đổi chiều làm lại một lần nữa, mỗi lần xoay khoảng 30 giây.
Bài tập giãn cơ xoay người hạn chế biến dạng khớp: đây là bài tập rất có lợi cho các cơ xương, giúp chúng hoàn toàn được thư giãn, khiến khớp xương ngày càng linh hoạt hơn.
Thực hiện bài tập này rất đơn giản bằng cách: Ngồi thẳng lưng thả lỏng cơ thể, vắt chéo chân phải qua trái và ngược lại. Dùng một tay giữ chặt chận vắt chéo và xoay sang bên hông, tay còn lại quay ra phía sau lưng, trong quá trình thực hiện cần kết hợp hít thở chậm rãi trong 30 giây. Sau đó đổi bên và thực hiện tương tự, bài tập này sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trong khoảng 5 phút.
Thường xuyên thực hiện bài tập giãn cơ sẽ giúp cơ thể hạn chế được sự lắng đọng của axit uric trong các khớp, khiến các khớp linh hoạt hơn. |
Bài tập Aerobic: Với bài tập này sẽ giúp cải thiện nhanh chóng sức bền đồng thời củng cố hoạt động của hệ tim mạch. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, thường xuyên tập luyện Aerobic có tác dụng ổn định huyết áp, từ đó ổn đình quá trình chuyển hóa, hạn chế sự gia tăng axit uric.
Tuy nhiên đối với những người mắc bệnh gout chỉ nên thực hiện những bài tập Aerobic nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, đi bộ cầu thang, khiêu vũ… Nên duy trì hoạt động này thường xuyên mỗi ngày khoảng 30 phút, sức khỏe của bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng, tăng sức đề kháng chống lại nhiều căn bệnh cơ hội khác.
Lưu ý trong chế độ sinh hoạt giúp giảm đau do gout
Bệnh nhân gout không nên thức khuya vì sẽ làm nhịp sinh học của cơ thể bị đảo lộn, từ đó làm sự chuyển hoá của cơ thể bị rối loạn theo khiến bệnh thêm nặng |
- Hạn chế đứng quá lâu hoặc mang vác các vật nặng vì sẽ tạo gánh nặng lên xương khớp dẫn đến các tổn thương làm bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, tránh tập luyện quá nặng, chỉ nên đi bộ nhẹ vào mỗi buổi sáng hoặc tập dưỡng sinh nhẹ nhàng.
- Không nên thức quá khuya vì gout là bệnh có nguồn gốc từ rối loạn chuyển hoá. Thức khuya sẽ làm nhịp sinh học của cơ thể bị đảo lộn, từ đó làm sự chuyển hoá của cơ thể bị rối loạn theo khiến bệnh thêm nặng. Vì thế, người bị gout nên đặc biệt chú ý tránh thức khuya và duy trì ngủ đủ giờ và sâu giấc.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa lượng lớn nhân purin, vì purin là tác nhân chính dẫn đến bệnh gout. Cho nên nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm chứa nhiều nhân purin sẽ khiến axit uric càng tích tụ. Một số loại thực phẩm được kiểm chứng là chứa nhiều nhân purin người bệnh gout cần tránh là: thận, tim, gan, gà, trứng cá muối…
- Các loại măng là nhóm thực phẩm không dành cho bệnh nhân gout vì đây là những loại thực phẩm sẽ làm gia tăng nhanh chóng sự hình thành axit uric, khiến chúng lắng đọng tại các khớp và gây đau đớn.
- Bệnh nhân gout lâu năm nên nói không với những loại trái cây có lượng fructozo cao như lê, mận, nho, đào, táo… vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa fructozo và bệnh gout.
- Tuyệt đối kiên kị các loại thức uống chứa nhiều cồn như rượu, bia… hay cafe, thuốc lá… vì đây toàn là những chất làm gia tăng nhanh chóng lượng axit uric trong máu khiến bệnh trở nên nặng nề hơn.
- Bên cạnh những thực phẩm trên, người mắc bệnh gout cũng không nên sử dụng các loại thịt đỏ như bò, heo, chó… Vì đây là nguồn chứa nhiều purin không có lợi cho bệnh gout. Thay vào đó bạn nên thay thế bằng các loại thịt trắng để tốt cho sức khỏe.
- Sữa nguyên chất và các sản phẩm làm từ sữa không được khuyến khích dùng cho bệnh nhân gout.
- Không nên sử dụng các loại thức uống chứa nhiều đường hóa học và nước uống có ga…
- Hạn chế sử dụng nhiều loại rau củ có chứa nhiều nhân purin như: cải bắp, rau chân vịt và các loại nấm…
Trên đây là tất cả các cách giảm đau cho bệnh nhân gout mọi người cần ghi nhớ để áp dụng cho bản thân cũng như người thân trong gia đình mình, nhằm hạn chế tối đa sự hành hạ của các cơn đau gout. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Thiện Thanh
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: