Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bí quyết chăm sóc tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tiêu chảy cấp ở trẻ em là bệnh thường gặp ở trẻ do hệ tiêu hóa trẻ còn non yếu. Bên cạnh việc điều trị, các mẹ nên lưu ý cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp.

Nguy hiểm khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp là căn bệnh thường gặp ở tất cả mọi lứa tuổi nên nhiều người còn chủ quan. Trẻ em với cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, bị tiêu chảy cấp sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ. Tiêu chảy cấp sẽ khiến trẻ bị mất nước, khô kiệt, suy kiệt cơ thể thậm chí dẫn đến tử vong. Tiêu chảy cấp có thể gây giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng nếu không được chăm sóc đúng cách.

Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ bị tiêu cấp cũng như dễ bị biến chứng nguy hiểm nhất. Ở trẻ dưới 3 tuổi thì trung bình mỗi năm sẽ mắc 1-3 đợt bệnh tiêu chảy. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 1,5 tỷ lượt trẻ em bị tiêu chảy, trong đó có từ 1,5-2,5 triệu trường hợp tử vong.

Chính vì vậy, khi trẻ bị tiêu chảy cấp, bố mẹ phải đặc biệt quan tâm chăm sóc.

Ảnh minh họa

Cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp

Hầu hết các trường hợp trẻ nhỏ bị tiêu chảy đều được điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi bị tiêu chảy cấp không phải khó những cũng không dễ dàng đối với các bậc cha mẹ.

Cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày:

Khi tiêu chảy trẻ bị mất nước và điên giải nên cần nhiều dịch hơn bình thường. Cho trẻ uống theo khả năng, uống từng muỗng nhỏ. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ uống thêm các loại nước như: ước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi. Tránh các loại nước ngọt có ga, nước quá ngọt vì có thể làm trẻ bị bệnh nặng hơn.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ nên cho uống dung dịch Oresol sau mỗi lần trẻ đi ngoài.

Cách pha dung dịch Oresol: một gói pha với 1 lít nước đun sôi để nguội. Hoặc có thể pha nước muối đường theo tỷ lệ: 1 muỗng cà phê muối - 8 muỗng cà phê đường - 1 lít nước để cho trẻ uống thay thế Oresol.

Thay đổi chế độ ăn cho trẻ:

Đối với trẻ còn đang bú mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, ngưng cho bú bình. Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là loại “nước” rất tốt, vì thế nên cho trẻ bú mẹ nhiều hơn và mỗi bữa cho bé bú lâu hơn.

Đối với trẻ lớn hơn từ 3-5 tuổi, chế độ ăn đủ dưỡng chất và cân bằng các dưỡng chất. Bữa ăn nên được nấu nhừ, dễ tiêu hóa. Bữa ăn nên chia thành nhiều bữa trong ngày.

Ngoài ra, tuyệt đối không nên cho bé nhịn đói để ruột nghỉ ăn hay kiêng ăn, kiêng sữa. Vì như thế, sẽ làm trẻ dễ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng.

Vệ sinh cá nhân cho trẻ:

Vệ sinh cá nhân thường xuyên cho trẻ và đặc biệt vệ sinh kĩ khi trẻ bị tiêu chảy cấp. Rửa tay thật kĩ cho trẻ sau mỗi lần đi ngoài và trước khi ăn. Ngoài ra, ngăn trẻ có thói quen mút tay, ngậm tay.

Trong thời gian chăm sóc trẻ nên quan sát tình trạng bệnh của trẻ để tái khám kịp thời khi bệnh diễn biến nặng hơn. Hơn hết, để con được khỏe mạnh hơn, các mẹ nên chủ động phòng tránh tiêu chảy cấp ở trẻ.

Minh Thư

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình, NXB Y học

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/bi-quyet-cham-soc-tieu-chay-cap-o-tre-em-24217/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY