Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Bí quyết ngâm chân bằng lá lốt: có tác dụng gì?

Nhắc đến lá lốt, người ta thường nghĩ đến các món ăn như bò nướng lá lốt, lươn um lá lốt, canh mít lá lốt… Tuy nhiên, ngoài công dụng tạo ra những món ăn ngon thì lá lốt cũng có thể dùng để chữa bệnh. Một trong những phương pháp phổ biến nhất là sử dụng lá lốt ngâm chân.

I. Tìm hiểu đặc điểm nổi bật của lá lốt

1. Đặc điểm

Lá lốt có tên khoa học là Piper lotot C.DC, thuộc họ Hồ tiêu. Chúng là cây thân thảo có sức sống rất mãnh liệt, thích hợp với những môi trường ẩm ướt.
- Quả mọng có chứa duy nhất 1 hạt
- Lá đơn, nguyên, hình tim, mọc so le, có mùi thơm đặc trưng. Mặt lá bóng, có năm gân chính, có lá có bẹ.
- Hoa của cây lá lốt mọc ở mác lá và tạo thành cụm

2. Công dụng

Theo Đông y, lá lốt có vị cay, mùi thơm nồng, tính ấm đi vào các kinh vị, tỳ, gan, mật, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau).

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, lá và thân lá lốt chứa các ancaloit và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen. Chất này có khả năng kháng viêm, điều trị chứng lo âu và trầm cảm.

Lá lốt cũng được sử dụng trong việc làm ấm bụng, giảm đau, hỗ trợ điều trị đau lưng, đầy hơi nôn mửa, khó tiêu, chảy nước mũi tanh hôi…

Ngâm chân bằng lá lốt - cách trị bệnh hiệu quả

II. Lợi ích của việc sử dụng lá lốt ngâm chân

Với những đặc điểm và công dụng được chia sẻ trên, sử dụng cây lá lốt ngâm chân có tác dụng gì?

1. Lá lốt ngâm chân trị phong tê thấp

Dùng lá lốt ngâm chân từ lâu là bài thuốc để chữa chứng ra mồ hôi tay chân. Chứng này còn được gọi là phong tê thấp. Nguyên nhân theo Tây y gây ra chứng này là rối loạn hệ thần kinh thực vật hay còn gọi là thần kinh giao cảm (có vai trò điều hòa thân nhiệt).

Theo Đông y là do dương hư (khí dương thoát ra ngoài gây lạnh tay, chân), do tâm lý. Bệnh nhân thường đổ mồ hôi liên tục, nhiều, có khi chảy thành giọt. Dùng lá lốt có tính ấm để cải thiện tình trạng lạnh tay chân, cải thiện việc đổ mồ hôi tay, chân.

2. Lá lốt ngâm chân trị nhức mỏi xương khớp

Sử dụng lá lốt để ngâm chân mỗi ngày còn có thể giúp đẩy bớt các độc tố trong cơ thể ra ngoài. Đồng thời giúp các mạch máu giãn ra, tinh chất từ lá lốt sẽ thẩm thấu và cơ thể, nhờ đó giúp giảm hiệu quả các cơn đau nhức mỏi xương khớp.

Ngâm chân bằng lá lốt - trị nhức mỏi xương khớp hiệu quả

3. Lá lốt ngâm chân trị tiểu đường

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong lá lốt có chứa nhiều tinh dầu, alkaloid, chất flavonoid và cả beta caryophyllene,… Những thành phần này có tác dụng giảm sưng đau và kháng viêm hiệu quả. Vậy nên, sử dụng lá lốt ngâm chân thường xuyên sẽ giúp ổn định đường huyết, ngăn chặn hỗ trợ điều trị tiểu đường.

4. Lá lốt ngâm chân trị gout

Khi ngâm chân bằng lá lốt, các độc tố trong cơ thể sẽ được loại bỏ, đồng thời các tinh chất từ lá lốt sẽ thẩm thấu và giúp các mạch máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn. Nhờ vậy, giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện bệnh gout hiệu quả.

Xem thêm: Bí quyết giữ làn gia u18 với trứng gà ngâm mật ong

III. Cách ngâm chân bằng lá lốt để đạt hiệu quả cao nhất

1. Cách ngâm chân bằng lá lốt

Cách làm như sau:
- Lá lốt, chọn cây hơi già một chút, dùng cả cây và phần rễ trên mặt đất. Sau đó, đem cả cây rửa sạch, để ráo.
- Chặt nhỏ từ 5-10cm, cho 100g vào 1 lít nước nấu sôi khoảng 15 phút.
- Để ấm, cho chân vào ngâm tới khi nước nguội mới thôi (khoảng 30 phút). Mỗi ngày làm 1 lần liên tục 5-7 ngày.

Ngâm chân lá lốt - các bước thực hiện

2. Lưu ý khi sử dụng lá lốt ngâm chân chữa bệnh

Một số lưu ý bạn cần quan tâm khi ngâm chân bằng lá lốt để đạt hiệu quả tối ưu nhất:
- Để tăng thêm công hiệu có thể thêm lá ngải cứu và một ít muối vào nấu chung.
- Bệnh nhân nên ngâm trước khi đi ngủ.
- Không nên ngâm chân bằng lá lốt khi có vết thương hở, lở loét, nhiễm trùng.
- Không ngâm cả phần cẳng chân, chỉ ngâm từ mắt cá chân.
- Nước ngâm không nên quá nóng, hay quá nguội, sẽ giảm hiệu quả, tầm 60 độ C là vừa.
- Phụ nữ mang thai và co giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân.

Ngoài việc dùng lá lốt ngâm chân, lá lốt còn có thể dùng để sắc uống chữa xương khớp, giã nhuyễn đắp lên vết sưng để giảm đau, nhai nát uống để trị đau bụng… Lá lốt có nhiều công dụng, lại mọc rất nhiều ở vườn nhà, dễ tìm được ở chợ, chúng ta không nên bỏ qua nó.

Minh Thư

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/thuoc-va-suc-khoe/thuoc-va-suc-khoe/bi-quyet-ngam-chan-bang-la-lot-co-tac-dung-gi-24212/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY