Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bị vảy nến có tắm biển được không? Tốt hay xấu?

Câu trả lời cho vấn đề bị vảy nến có tắm biển được không là người bệnh vẫn có thể tắm bình thường nhưng cần lưu ý một số vấn đề khác để phòng bệnh trở nặng.

Tắm biển là một dạng hoạt động ngoài trời mà mọi đối tượng đều thích, nhất là vào những ngày hè nắng nóng. Và đây cũng chính là biện pháp giúp thư giãn cơ thể, xua tan cảm giác mệt mỏi. Thế nhưng, vẫn còn nhiều người thắc mắc, bị vảy nến có tắm biển được không. Liệu việc tắm biển có gây nhiễm trùng da và khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc câu trả lời chính xác.

Người bị vảy nến có tắm biến được không? – Giải đáp thắc mắc

Vảy nến là một trong những bệnh ngoài da mãn tính, có thể tái đi tái lại nhiều lần do nội tiết tố của cơ thể thay đổi thường xuyên hoặc do sự ảnh hưởng của thời tiết, môi trường. Không những vậy, do một số bệnh tự miễn hoặc do quá thường xuyên bị stress cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh tái phát. Căn bệnh này không chỉ gây ra những sự khó chịu mà còn có khả năng để lại sẹo và làm giảm độ thẩm mỹ.

Theo quan niệm của dân gian, dùng nước muối hay tắm biển trị bệnh vảy nến là phương pháp giúp bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng mà các đối tượng mắc phải không nên bỏ qua.

Song song, ở một số tài liệu nghiên cứu mới nhất chỉ ra, trong nước biển có chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe của làn da như: iốt, lưu huỳnh, canxi, natri, magie, kali,… Khi tắm biển, các dưỡng chất này sẽ được thẩm thấu vào lớp bì giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm và làm chậm quá trình hydrat hóa da. Đồng thời, giúp da trở nên sáng mịn và khỏe mạnh hơn. Hơn thế nữa, hợp chất bromua và kẽm có trong nước biển còn có khả năng chống viêm, sát trùng hiệu quả.

Như vậy, tắm biển cũng được xem là một biện pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ tích cực cho việc điều trị các bệnh lý ngoài da, trong đó có bệnh vảy nến. Ngoài ra, việc tắm biển còn giúp tăng cường sự lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể, cung cấp độ ẩm cho da và làm sạch da. Đặc biệt, cơ thể còn được thư giãn, giảm tải dự mệt mỏi và căng thẳng từ công việc cũng như đời sống.

Vì sao người bị vảy nến không nên tắm biển nhiều?

Mặc dù tắm biển được xem là một giải pháp giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến nhưng không phải cứ tắm biển nhiều là công dụng lại càng nhân hai hay nhân ba. Tắm biển quá nhiều hay ngâm mình quá lâu trong nước biển có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho bề mặt da. Không cũng vậy, đối với những vết thương bị chảy máu, lở loét khi ngâm nước biển có thể bạn phải gặp tình trạng da bị rát, đau và khó chịu, thậm chí da bị kích ứng gây sưng tấy, ngứa ngáy. Vì thế, người bị vảy nến hay mắc một số bệnh lý ngoài da khác chỉ nên tắm biển mỗi tuần khoảng 1 – 2 lần và mỗi lần tắm không nên ngâm người quá 20 phút.

Bên cạnh đó, tắm biển cũng không hẳn là phương pháp điều trị bệnh vảy nến thực sự hiệu quả. Một số lưu ý khác cũng cho biết, tắm biển trị bệnh vảy nến chỉ mang tính chất truyền miệng và chưa có báo cáo chính thức nào về vấn đề này. Do đó, việc lạm dụng tắm biển không chỉ làm giảm triệu chứng của bệnh mà có khả năng khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, có thể dùng nước muối để vệ sinh vùng da bị tổn thương, kết hợp với biện pháp điều trị chuyên sâu để đẩy lùi bệnh.

Những điều cần tránh khi tắm biển dành cho người bị vảy nến

Câu trả lời “Người bị vảy nến tắm biển được không?” thì câu trả lời là vẫn có thể tắm biển bình thường. Tuy nhiên, để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh cũng như phòng bệnh trở nặng thì người bệnh cần tránh một số vấn đề sau:

– Tránh để da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời

Mặc dù ánh sáng mặt trời cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, chúng chỉ tốt với điều kiện phơi nắng vào những buổi sáng sớm có ánh sáng nhẹ. Bởi vì, nếu để da bắt nắng nhiều có khả năng cao khiến các triệu chứng của bệnh càng trở nên nghiêm trọng.

Đối với việc tắm biển thì người bệnh cần kiểm soát vùng da bị tổn thương tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thông qua việc lựa chọn thời gian tắm và bôi kem chống nắng. Trong việc lựa chọn thời gian tắm biển, thay vì tắm giữa trời nắng gắt, người bệnh nên tắm vào lúc sáng sớm hoặc lúc xế chiều. Song song, nên lựa chọn và sử dụng các loại kem chống nắng phù hợp, sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm vì phòng tránh trường hợp kích ứng da.

– Tránh thoát nhiều mồ hôi hoặc để da khô

Da đóng vảy, da bong tróc hay da khô là triệu chứng phổ biến của bệnh vảy nến. Vì thế, người mắc bệnh phải giữ cho da luôn khô thoáng, sạch sẽ và đủ độ ẩm.

Khi tắm biển, nếu để da đổ quá nhiều mồ hôi hay da khô sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy, bong tróc và viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, trước khi xuống biển tắm, người bệnh nên bôi kem chống nắng, song song bôi thêm một lớp dưỡng ẩm sau khi tắm lại bằng nước ngọt. Đồng thời, mặc quần áo thoáng mát để phòng tránh tình trạng cơ thể toát nhiều mồ hôi để tránh gây ngứa.

Một số lưu ý khi tắm biển cho người bị vảy nến

Tắm biển vào những ngày hè nắng nóng là một trong những ý tưởng trên cả tuyệt vời để giải tỏa sự căng thẳng, mệt mỏi từ công việc cũng như trong cuộc sống. Đối với người bị vảy nến, khi tắm biển cần ghi nhớ một số lưu ý sau để phòng tránh bệnh trở nặng:

    Tuyệt đối không nên ngâm mình quá lâu trong nước biển. Người bị vảy nến chỉ nên tắm biển từ 15 – 20 phút là đủ;

Tóm lại, người bị vảy nến không nhất thiết phải kiêng cữ tắm biển nhưng chỉ được tắm vài lần trong tuần cũng như một số lưu ý khác đã được chia sẻ trong bài viết. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên nhầm lẫn vấn đề tắm biển có thể trị dứt điểm bệnh vảy nến bởi vì vấn đề này chưa được khoa học chứng minh và công nhận. Do đó, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp khác để khắc phục triệu chứng bệnh và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại.

Những thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn đọc chưa biết:

    7 dầu gội trị vảy nến da đầu hiệu quả và lưu ý khi dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-vay-nen-co-tam-bien-duoc-khong)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY