Mặc dù chỉ chiếm 2% tổng trọng lượng cơ thể, bộ não được xem là cơ quan quan trọng nhất, đồng thời là trung tâm chỉ huy - chịu trách nhiệm kiểm soát, điều khiển gần như mọi hoạt động, chức năng của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có khả năng học hỏi và ghi nhớ…
Để não bộ có thể được phát triển toàn diện và phát huy tối đa mọi chức năng như trên, não bộ sẽ trải qua một quá trình liên kết các tế bào thần kinh với nhau, kéo dài từ khi hình thành bào thai cho đến khi trẻ 6 tuổi. Tuy nhiên, trong quá trình này sẽ có 2 giai đoạn “vàng” có thể giúp não bộ được phát triển toàn diện. Vì thế, cha mẹ cần ghi nhớ và tận dụng 2 giai đoạn đó để bồi dưỡng và thúc đẩy tối đa cơ quan này.
Các chuyên gia nhi khoa khẳng định, giai đoạn hoàn thiện não bộ ở những năm đầu đời là cực kỳ quan trọng, sẽ quyết định mọi hoạt động và chức năng của não bộ ở cả những giai đoạn về sau trong cuộc đời. (Ảnh: Internet) |
Vậy, 2 giai đoạn “vàng” ấy là khi nào và cần làm gì để giúp trí não được phát triển và hoàn thiện tốt nhất?
Ngay từ khi thụ thai, hệ thần kinh của trẻ cũng đã bắt đầu hình thành, và sẽ phát triển cực kỳ nhanh từ tuần thai thứ 8. Khi chào đời và ở 6 tháng đầu sau sinh, bộ não của trẻ thường nặng khoảng 300g, đạt được 25% so với trọng lượng não bộ của người trưởng thành.
Ở giai đoạn này, trẻ sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào dưỡng chất từ người mẹ. Vì vậy, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhiều hơn nhằm bổ sung các dưỡng chất tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là não bộ. Có rất nhiều nhóm thực phẩm có lợi giúp phát triển não bộ của trẻ, nhưng các nhóm sau đây được các chuyên gia khuyến nghị nên tăng cường nhiều hơn trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ:
1. Canxi: không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn giúp hệ thống tuần hoàn, cơ bắp và thần kinh của trẻ được hoạt động bình thường. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung canxi mỗi ngày thông qua các thực phẩm như: sữa, bông cải xanh, cải xoăn, nước ép trái cây, ngũ cốc…
2. Protein: rất cần thiết cho sự phát triển các mô và cơ quan của em bé, đặc biệt là bộ não; đồng thời hỗ trợ phát triển mô vú và tử cung của mẹ trong thai kỳ. Nó thậm chí còn đóng một vai trò quan trọng giúp tăng nguồn cung cấp máu cho thai nhi. Thịt nạc, thịt gia cầm, cá và trứng là những nguồn cung cấp protein tuyệt vời.
3. Lipid: chất béo cũng rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ, ngoài ra còn hỗ trợ tăng cường thị lực. Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo sản phụ nên bổ sung từ 20 - 30% chất béo trong khẩu phần ăn mỗi ngày của mình. Đặc biệt là các axit béo không no giúp cung cấp các hợp chất DHA, EPA thường có nhiều trong các loại thực phẩm tự nhiên dầu thực vật, dầu cá, và một số loại cá mỡ.
Từ 6 tháng sau sinh cho đến 2 tuổi, não bộ của trẻ đã có sự tăng trưởng tương đối. Cụ thể, khi một tuổi, trọng lượng não của trẻ đạt khoảng 75% so với người trưởng thành, và đạt 80% khi 2 tuổi. Và ở giai đoạn từ 2 - 6 tuổi, bộ não trẻ của trẻ đã hoàn thiện với trọng lượng đạt 100% so với não người trưởng thành. Lúc này, này trẻ sẽ bắt đầu tìm tỏi, học hỏi và ghi nhớ rất nhanh mọi sự vật, sự việc xung quanh.
Những nhóm thực phẩm sau đây sẽ giúp quá trình phát triển trí não của trẻ được tăng cường và thúc đẩy hiệu quả, vì vậy cha mẹ hãy nhớ bổ sung ngay vào các bữa ăn hằng ngày của trẻ:
Chất xơ: chứa nhiều vitamin, khoáng chất, folate... tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Folate là một vitamin nhóm B có trong cải xoăn, rau bina, rau diếp, măng tây, bông cải xanh... Còn vitamin và khoáng chất có vai trò chuyển hóa, chống oxy hóa của tế bào não, giúp trí não minh mẫn hơn.
Tinh bột: giúp cung cấp glucose - dưỡng chất tái tạo năng lượng và củng cố sự tập trung của trí não. Thường tậ trung chủ yếu ở các loại thực phẩm như: gạo, ngũ cốc, ngô, khoai, sắn…
Trứng: cung cấp choline - một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp hình thành các tế bào sâu bên trong não. Trứng cũng chứa hàm lượng protein, sắt và vitamin A cao góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi tế bào.
Protein: giúp tăng cường thể chất và kích thích trí não, ổn định hệ thần kinh giúp trẻ tập trung, tăng cường trí nhớ. Protein chủ yếu có nhiều trong các loại thịt, đặc biệt là thit bò và thịt cừu. Hơn thế nữa còn chất béo tốt, vitamin B12, sắt, kẽm vốn rất cần thiết cho não bộ.
Omega: dưỡng chất rất quan trọng hỗ trợ sự hình thành và phát triển não bộ bởi trong chất xám của não hầu hết là axit béo omega. Ngoài ra còn giúp tạo độ nhạy của các nơron thần kinh, dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác,tăng sự tập trung, chú ý, hỗ trợ cải thiện nhận thức cho trẻ, giúp bé phản xạ nhanh, ghi nhớ tốt, tăng khả năng học hỏi, đánh giá, bắt chước.
Omega có 2 nguồn là omega thực vật và omega động vật.
Omega thực vật có nhiều trong các loại hạt: đỗ xanh, đỗ đen, hạt lạc, hạt lanh, hạt óc chó, quả lý chua đen…
Omega động vật: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích…
Giống như các bộ phận khác trên cơ thể, bộ não cũng cần có những "thức ăn" riêng, giúp não phát triển và hoạt động hiệu quả hơn (Ảnh: Internet) |
Khoa học đã chứng minh sự phát triển trí não của trẻ nhỏ phần lớn được quyết định trong 3 giai đoạn quan trọng trên. Vì thế, để tạo nền tảng cho quá trình phát triển sức khoẻ và tư duy của trẻ trong tương lai, cha mẹ không nên bỏ lỡ và cần tập trung bổ sung các dưỡng chất thiết yếu thông qua các thực phẩm hỗ trợ trí não đã được liệt kê phía trên cho trẻ.
Xem thêm: Vì sao lại nói: hệ tiêu hoá khoẻ mạnh là chìa khoá giúp cơ thể tránh xa bệnh tật?
Quỳnh Giang
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: