Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bứa mọi, trị ỉa chảy

Quả có nạc ngon, mùi thơm, vị ngọt, dùng ăn được. Vỏ chát được nhân dân Campuchia dùng ăn với trầu. Người ta phối hợp với nhiều vị Thu*c khác trị ỉa chảy

Bứa mọi - Garcinia harmandii Pierre, thuộc họ Bứa - Clusiaceae.

Mô tả

Cây gỗ cao 6 - 10m, phân nhánh nhiều từ gốc, có vỏ vàng vàng. Lá thuôn, hình trứng ngược hay hình ngọn giáo ngắn, có góc ở gốc, có mũi nhọn ở đầu, nguyên đai, dài 4 - 10 cm, rộng 15 - 30mm; cuống ngắn. Hoa vàng vàng, hầu như không cuống; hoa đực xếp thành nhóm 3 - 6; hoa cái đơn độc. Quả có đường kính 10 - 20mm, màu tía, hơi dẹp giữa các hạt; hạt 2, có phôi to màu lục.

Ra hoa tháng 2 - 3, có quả tháng 3.

Bộ phận dùng

Vỏ - Cortex Garciniae.

Nơi sống và thu hái

Loài đặc hữu và phổ biến ở Nam Việt Nam, Campuchia và Nam Lào. Ở nước ta, cây mọc hoang trong rừng ở độ cao thấp từ Khánh Hoá tới Đồng Nai, Tây Ninh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Quả có nạc ngon, mùi thơm, vị ngọt, dùng ăn được. Vỏ chát được nhân dân Campuchia dùng ăn với trầu. Người ta phối hợp với nhiều vị Thu*c khác trị ỉa chảy.

Ghi chú

Còn có loài Bứa Lanessan - Garcinia lanessanii Pierre mọc ở rừng Tây Ninh, có vỏ dùng để nhuộm; ở Campuchia, cây này có nhiều Công dụng, chỉ định và phối hợp.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/bua-moi-tri-ia-chay/)

Chủ đề liên quan:

bứa mọi trị ỉa chảy

Tin cùng nội dung

  • Vị ngọt, nhạt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi thuỷ, hoá đàm chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp
  • Quả hơi nạc, có thịt đỏ hơi thơm và có vị se, dùng ăn được. Lá dùng trị ỉa chảy và lỵ. Lá và chồi hoa được dùng như chất làm săn da trong bệnh khí hư và ỉa chảy mạn tính
  • Dân gian dùng lá chữa mụn nhọt, sâu quảng, chữa sưng khớp và tê thấp, chữa cam tẩu mã. Rễ dùng chữa sâu răng. Có thể sắc nước uống hoặc dùng lá giã đắp hay tán bột đắp
  • Lấy khoảng mười cái vỏ cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối. Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3, 4 chén
  • Vỏ quả có vị chua, chát, tính ấm, có tác dụng sáp trường chỉ tả, chỉ huyết, khu trùng. Vỏ thân và vỏ rễ có vị đắng, chát, tính ấm, có độc; có tác dụng sát trùng trừ sán
  • Cây mọc trong rừng thưa ở vùng thấp lẫn vùng cao từ Lào Cai, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hoà Bình qua Quảng Nam- Đà Nẵng đến Khánh Hoà
  • Hạt có vị rất đắng; vỏ rễ cũng đắng, có tác dụng làm se, Ở Ân Độ, rễ và hạt được xem là đặc hiệu trong các bệnh về mật
  • Vỏ dùng nhuộm lưới đánh cá, Quả dùng ăn với trầu, Ở Campuchia, vỏ được dùng phối hợp với nhiều vị Thuốc khác trị ỉa chảy và lỵ
  • Nhựa cây có màu đỏ, đông lại ngoài không khí, phồng lên trong nước lã và làm cho nước có màu đẹp, Nhựa này có vị se. Hạt có tính tẩy và trừ giun
  • Quả có phôi nhũ trong ăn ngon, còn dùng nuôi lợn mau mập. Quày quả non xào nấu với vọp có vị ngọt ngon. Nõn non còn dùng làm Thuốc lá
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY