Vốn là người em thân thiết với Tổng giám đốc Nguyễn Thị Phương nên khi biết chị đứng ra giải cứu nông sản cho bà con Hải Dương, anh vô cùng cảm kích. Không chỉ mua để biếu tặng anh em bạn bè, do thấy lượng người mua quá đông, anh cũng trở thành người bán hàng, khuân vác đồ lên xe cho khách. Anh hồ hởi nói, không nghĩ đi giải cứu rau lại vui và ý nghĩa như thế này. Vì học được nhiều điều bổ ích từ tấm lòng và cách làm của người đứng đầu công ty PT Casa.
Ca sĩ Linh Nguyễn nhập cuộc giải cứu nông sản của PT Casa
Chị Nguyễn Thị Phương vốn là một người con của quê hương Thanh Miện, Hải Dương. Những ngày này, chị đóng cửa công ty để trở thành điểm tập kết nông sản. Cùng với đó, toàn bộ nhân viên của công ty đều trở thành người bán rau. Các con, người thân của chị cũng không được đứng ngoài cuộc.
Chị nói vui, lúc này không có ai là sếp, không có "cành vàng lá ngọc" gì cả. Phải lăn lộn cùng với người nông dân, từ thức khuya dậy sớm cho đến bốc vác, mời chào mua hàng… Khi nào nhân viên mệt, chị lại động viên, đây không phải bán hàng đơn thuần mà là đang làm việc thiện giúp hàng nghìn người dân Hải Dương. Mệt vài ngày nhưng đổi được mấy tháng trời vất vả chăm sóc của người nông dân.
Là đại gia trong lĩnh vực nội thất nhưng vốn xuất thân là nông dân nên Tổng giám đốc Nguyễn Thị Phương vô cùng xót xa trước tình cảnh của bà con Hải Dương
Trước khi trở thành "đại gia" nội thất và kinh doanh hoa quả ở Hà Nội, Tổng giám đốc Nguyễn Thị Phương nói, chị vốn xuất thân là nông dân, từng oằn vai gánh nước để tưới rau hàng ngày. Vì thế, chị vô cùng xót xa khi chứng kiến cảnh người dân đổ rau củ những ngày qua.
"tôi đã khóc khi nhìn thấy nông sản của bà con bị đổ đi. vì tôi hiểu những vất vả của người nông dân để trồng rau củ ra sao. mấy tháng trời chăm sóc, nay đổ đi hết thì đắng quá. cho đi dù sao vẫn còn tốt hơn, vì còn có người ăn. đằng này cho cũng không "đắt", vì giãn cách thì ai lấy? người dân ở đó thì không rồi. vứt đi rau củ là vứt đi mồ hôi công sức, vứt cả niềm hi vọng vào những mùa vụ sau của bà con", tổng giám đốc pt casa noi.
Rau củ đã qua kiểm dịch trước khi đưa về Hà Nội
Với tiêu chí không lợi nhuận, mua giá nào bán giá đó cho người dân, thậm chí với loại rau không để được lâu như như hành lá, rau xà lách, pt casa chủ trương tặng kèm cho người mua. "miễn sao tiêu thụ được cho bà con, không phải đổ đi là tốt rồi", tổng giám đốc nguyễn thị phương nói.
Được biết, mỗi ngày pt casa tiêu thụ 3 chuyến hàng, số lượng lên đến vài chục tấn nông sản. nhân viên làm việc từ 5 giờ sáng đến tận 23 giờ. nông sản được thu mua tại vườn của nông dân, pt casa hỗ trợ cả công vận chuyển từ hải dương về hà nội. số tiền thu được bỏ vào hòm riêng, nếu thừa ra sẽ dành tặng cho bà con. vì có nhiều người ngoài mua còn ủng hộ bằng tiền.
Tiền bán hàng được bỏ riêng vào hòm
Tổng giám đốc Nguyễn Thị Phương bảo, mặc dù đang "giải cứu", làm việc thiện nhưng thực ra, bản thân bà và nhân viên cũng thu nhận được rất nhiều điều bổ ích cho bản thân.
"Nhiều người nông dân Hải Dương gọi tôi là "Phật sống", vì tôi mua hết tất cả những gì bà con có chứ không chỉ những rau củ dễ bán. Nhưng tôi bảo không phải. Chính các bác đang dạy cho chúng tôi bài học về sự trân trọng công sức lao động, giá trị của đồng tiền để tôi dạy lại cho nhân viên và các con của mình.
Một vài triệu với người nông dân là một tài sản nhưng với nhiều người ở đây chỉ bằng một bữa ănt. Những ngày này đang bị ảnh hưởng của dịch, công việc khá nhàn, nếu không tham gia giải cứu thì lại cắm cúi vào điện thoại, lướt face lướt mạng, vô cùng lãng phí thời gian.
Qua đây, tôi còn hiểu thêm được tinh thần tương thân tương ái của người dân Việt Nam mình quả thực rất tuyệt vời. Tôi cứ xúc động mãi hình ảnh một ông cụ chống gậy từ nhà ra để mua về dùng và cho hàng xóm. Thấy ông già yếu, tôi bảo tặng cụ nhưng nhất định không lấy. Vì thế hệ của tôi, của ông hiểu rất rõ sự vất vả nhọc nhằn trên đồng ruộng ra sao. Những ngày qua mệt nhưng thật sự là bài học ý nghĩa mà các nhân viên trẻ của tôi sẽ lĩnh hội được để vận dụng vào công việc, cuộc sống của mình ở hiện tại".
Linh nguyễn và tổng giám đốc pt casa phục vụ tận tình khách hàng tham gia giải cứu
Tổng giám đốc Nguyễn Thị Phương nói, những ngày này chị là nông dân chứ không phải sếp hay đại gia