Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Các biểu hiện viêm VA ở trẻ em

Bệnh lý VA thường hay gặp ở trẻ từ 6 tháng tới 6 tuổi. Đặc biệt ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo, do lớp học đông, các trẻ bị bệnh lý VA rất dễ lây cho nhau.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng lên các cơ quan khác, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ.

Do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên VA hay bị viêm, nhưng thường là viêm nhẹ. VA giúp trẻ tạo kháng thể qua các lần viêm nhiễm, tuy nhiên nếu sức đề kháng giảm, vi khuẩn có thể xâm nhập toàn bộ VA. Lúc này bạch cầu không đủ sức chống chọi sẽ chịu thua, để vi khuẩn cư trú tại đây, sinh sôi nẩy nở và gây viêm bệnh lý. Như vậy, sau nhiều lần nhiễm trùng, VA có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn.

Viêm V.A cấp tính

    Thường xảy ra ở trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn.
  • viêm va phát triển lâu ngày thường dẫn đến chảy nước mũi thường xuyên, nước màu vàng hoặc xanh.
Khám lâm sàng

    Các khe và hốc mũi đọng dịch mũi, niêm mạc mũi nề đỏ.
Những triệu chứng kể trên là dấu hiệu của viêm va không biến chứng.

viêm va mạn tính

viêm va mạn tính là tình trạng quá phát và xơ hoá của tổ chức này sau nhiều lần viêm cấp tính. Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm va mạn tính là chảy nước mũi và ngạt mũi mạn tính.

    Trẻ chảy nước mũi trong hoặc nhày, cũng có thể chảy nước mũi mủ (bội nhiễm). Chảy mũi thường kéo dài.
Nếu viêm va kéo dài, không được điều trị, trẻ bị thiếu oxy mạn tính có thể gây nên những biến đổi đặc trưngN:

    Chậm phát triển thể chất và tinh thần, chậm chạp, kém hoạt bát.
  • viêm va, hậu quả của thở miệng kéo dài trong thời kỳ khuôn mặt đang phát triển. Tuy nhiên, những dấu hiệu này không phải lúc nào cũng đầy đủ.
Trẻ với bộ mặt VA điển hình.

Khám VA bằng nội soi

Khám VA bằng nội soi qua đường miệng hoặc đường mũi là phương tiện chẩn đoán viêm va tốt nhất hiện nay. Có thể nhìn thấy VA, đánh giá được kích thước của VA theo phân độ quá phát và tình trạng viêm của VA.

Sự quá phát của VA được chia thành 4 độ, dựa theo mức độ che lấp cửa mũi sau:

– VA phì đại độ I: che lấp dưới 25% cửa mũi sau

– VA phì đại độ II: che lấp dưới 50% cửa mũi sau

– VA phì đại độ III: che lấp dưới 75% cửa mũi sau

– VA phì đại độ IV: che lấp từ 75% cửa mũi sau trở lên.

Các biến chứng của viêm va
viêm va có thể dẫn đến các biến chứng gần (viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang…) và các biến chứng xa (viêm thanh, khí phế quản, viêm đường ruột…).

Biến chứng gần:

    Viêm mũi họng: viêm va kéo dài khiến thể tích VA tăng lên, ngăn cản không khí ra vào, khiến trẻ bị nghạt mũi. Nước có ở mũi không thoát hơi được sẽ đọng lại ngày càng nhiều và chảy ra phía trước, gây chảy nước mũi trong. Nếu tình trạng nghạt mũi kéo dài, vi khuẩn cộng sinh trong mũi sẽ trở thành vi khuẩn gây bệnh, khiến nước mũi trở thành đục.
  • Viêm tai giữa: là biến chứng thường gặp của V.A. Thường có hai loại: Viêm tai giữa cấp mủ là biến chứng của viêm V.A cấp và viêm tai giữa thanh dịch hoặc mủ nhầy là biến chứng của viêm V.A mạn tính.
  • Viêm xoang
Biến chứng xa:

    Viêm thanh quản, khí quản.
  • Viêm phế quản: Sau vài ngày sốt, chảy mũi và ho, trẻ sốt cao hơn, ho nhiều dữ dội, thở khò khè và nhanh, nếu nặng có thể có dấu hiệu khó thở, tím tái.
  • Viêm đường ruột.
viêm va thường được điều trị nội khoa. Để tránh khô miệng, bạn có thể đặt máy phun sương trong phòng ngủ của bé, giúp làm ẩm không khí. Ngủ ngáy và ngừng thở khi ngủ đôi khi có thể tránh được nếu đặt trẻ nằm nghiêng hay nằm sấp.

BS Trần Thu Thủy

(Theo benhviennhitrunguong.org.vn)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cac-bieu-hien-viem-va-o-tre-em-n117094.html)
Từ khóa: viem va o tre

Chủ đề liên quan:

viem va o tre

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY