Kinh tế xã hội hôm nay

Các chiêu ăn theo “hơi thở của quỷ”

Sau khi tin đồn cây hoa loa kèn dại được trồng phổ biến tại Đà Lạt chính là loài cây borrachero từ Colombia - loại cây còn có tên gọi là cây “thôi miên” hay “hơi thở của quỷ”

Tin liên quan

Sau khi tin đồn cây hoa loa kèn dại được trồng phổ biến tại Đà Lạt chính là loài cây borrachero từ Colombia - loại cây còn có tên gọi là cây “thôi miên” hay “hơi thở của quỷ” được tội phạm sử dụng để gây mê hay tạo ảo giác khi có ý định cướp bóc, hãm hiếp khiến dư luận và người dân hoang mang. Lợi dụng thông tin này, một số người đã kinh doanh hạt “hơi thở của quỷ” trên các trang mạng xã hội nhằm kiếm tiền bất chính. Đặc biệt, với những lời quảng bá như một loại thần dược có thể điều khiển tâm trí người dùng, khiến người dùng rơi vào trạng thái bị thôi miên, mất tự chủ, mặt hàng này đang trở nên “nóng” trong dân chơi và đi kèm theo đó cũng tiềm ẩn những nguy hại nghiêm trọng đến an ninh xã hội.

Kinh doanh bất chấp pháp luật...

Hiện tại, các sản phẩm scopolamine được quảng cáo chiết xuất từ hạt của cây borrachero được bày bán tràn lan, thách thức pháp luật trên các địa chỉ website lẫn các trang mạng xã hội như facebook. Theo tìm hiểu, một số người đã lợi dụng tin đồn “hơi thở của quỷ” xuất hiện ở Việt Nam để lập nhóm trên diễn đàn mạng xã hội bán hạt hoa loa kèn dại với giá tương đối cao. Mỗi hạt hoa loa kèn dại Đà Lạt gắn mác borrachero có giá lên đến cả trăm ngàn đồng. Trên một số trang facebook có rao bán mỗi hạt borrachero rởm với giá 50.000 - 100.000 đồng. Đi kèm theo đó là những lời quảng cáo rất nguy hại như: “Hạt cây borrachero có nguồn gốc từ Nam Mỹ, loài hoa dùng để chiết xuất loại độc dược scopolamine, có thể thôi miên người khác. Khi một ai bị trúng độc dược mang tên scopolamine, người đó sẽ phải làm theo lời người khác trong vô thức”.

Tương tự như hạt borrachero, một số “chủ hàng” đang quảng cáo Thu*c thôi miên “hơi thở của quỷ” được chiết xuất từ cây borrachero ở Colombia. Tham khảo một số diễn đàn, trang mạng chuyên buôn bán, kinh doanh các mặt hàng nhạy cảm có thể thấy Thu*c thôi miên được bày bán, quảng bá tràn lan với những công dụng vô cùng đáng sợ. Cụ thể như: “Hiện bên mình đang còn một chai scopolamine. Cái này y học dùng để chữa các loại bệnh trầm cảm, khó ngủ và nhiều bệnh khác. Nhưng thực chất nó là một loại M* t*y hay ma dược được bào chế từ cây borrachero ở Colombia có tác dụng gây mê, đồng thời có khả năng làm mất đi thần trí của con người, đưa con người vào trạng thái bị thôi miên. Loại này được coi là loại Thu*c đáng sợ nhất thế giới, mà tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân”. Cũng trang mạng này cho biết, Thu*c “thôi miên” scopolamine có khả năng “tạo ra những giấc mơ kỳ lạ cho con người khi hít phải Thu*c này...” hoặc như lời quảng cáo này: “Scopolamine (hơi thở của quỷ) - một loại Thu*c từ hạt cây borrachero có nguồn gốc Colombia, có tác dụng chống lại sự hình thành ý thức nên ai uống hoặc ngửi phải sẽ bị rơi vào trạng thái vô thức (như bị thôi miên) và trở nên ngoan ngoãn nghe lời”.

Chỉ là tin đồn, chưa có cơ sở khoa học

Liên quan đến vấn đề này, ThS. Lương Văn Dũng - Phó trưởng khoa Sinh học, Trường đại học Đà Lạt cho biết, những ngày gần đây, dư luận hoảng hốt khi có thông tin rằng, “hơi thở của quỷ” - một loại hoa có thể chiết xuất ra loại “độc dược đáng sợ nhất thế giới” đã có mặt ở Đà Lạt. Theo đó, chất scopolamine có trong loài hoa này được nhóm tội phạm sử dụng như một loại ma dược dùng để phục vụ mục đích riêng tư. Nó được xem là độc dược “không màu, không mùi, không vị”, dễ hòa tan nên thường được trộn vào thức ăn để thôi miên người khác, buộc một ai đó làm theo sự sai khiến của mình. Chỉ cần hấp thụ một lượng nhỏ scopolamine có thể gây ngộ độc. Sản phẩm có khả năng tạo ảo giác hay “giấc mơ kỳ lạ” với những người hít phải chúng. Theo nhiều tài liệu, tại Colombia, trong một số nghi lễ của cư dân bản địa, loại cây Thu*c burundanga - một dạng khác của scopolamine - đã được sử dụng như một chất kích thích nhằm tạo hưng phấn cho con người.

Trong các loại hoa loa kèn hiện đang phổ biến ở Đà Lạt, trừ các giống loa kèn đang trồng kinh tế trong các nhà vườn (các loại arum như arum lily, white arum...), loại hoa giống với borrachero của Colombia là hoa loa kèn hoang dại mọc khắp trên các đường phố của thành phố này. Về hình thức, cây borrachero của Colombia và loa kèn dại Đà Lạt rất giống nhau, nhưng để khẳng định chúng có phải là một hay không thì phải cần thêm những khảo sát và nghiên cứu khoa học. Hiện nay có nhiều thông tin cho rằng, cây hoa loa kèn dại ở Đà Lạt có thể chiết xuất ra scopolamine, tuy nhiên họ chỉ dựa vào sự suy đoán rằng hoa loa kèn dại Đà Lạt giống với hoa của cây borrachero ở Colombia, điều này hoàn toàn không có cơ sở khoa học, tất cả chỉ là suy diễn đoán mò.

Trao đổi về thực trạng một số trang mạng kinh doanh hạt cây, hay các sản phẩm được chiết xuất từ hạt cây borrachero, ThS.BS. Đinh Hữu Uân - Phó trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, BV Tâm thần Trung ương I cho biết, BV Tâm thần Trung ương I chưa tiếp nhận trường hợp phải nhập viện do tác động của chất scopolamine được chiết xuất từ cây borrachero. Nhưng có thể khẳng định rằng, việc lợi dụng thông tin để kinh doanh nói trên là những hành vi vi phạm pháp luật, từ đây có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu về an ninh trật tự xã hội.

Tuấn Kiệt

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cac-chieu-an-theo-hoi-tho-cua-quy-9767.html)

Chủ đề liên quan:

hơi thở của quỷ

Tin cùng nội dung

  • Scopolamine (Hyoscine hydrobromide) hoặc Burundanga hay còn gọi là Hơi thở của quỷ là loại ma dược được bào chế từ cây Borrachero ở Colombia, tác dụng gây mê đồng thời có thể cướp đi thần trí, đưa con người vào trạng thái thôi miên. Do vậy nó được coi là dược phẩm đáng đáng sợ nhất mà tội phạm thường dùng để thực hiện các hành vi tội phạm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY