Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Các nước Châu Á bày mâm cỗ cúng Vu Lan như thế nào?

Vào ngày rằm tháng 7, người Việt và các nước Châu Á chuẩn bị mâm cỗ cúng tươm tất, chu đáo để thể hiện lòng thành kính, báo hiếu gia tiên, phát lộc cho các vong hồn được xá tội.
Lễ Vu Lan 2020: Gợi ý những món quà tặng bố mẹ ý nghĩa nhất
Cúng Rằm tháng 7 năm 2020: Mâm cỗ cúng cô hồn và cúng Vu Lan khác nhau như thế nào?

Mâm cỗ lễ Vu Lan ở Việt Nam

Mâm cỗ lễ Vu Lan ở Việt Nam

Để cúng Vu Lan, mâm cỗ bạn có thể chuẩn các món mặn hoặc thuần chay tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Mâm cỗ không cần linh đình, nhiều món, chỉ cần phù hợp với hoàn cảnh của mình là được, thực hiện một cách thành tâm, trang nghiêm.

Nếu là mâm cúng mặn sẽ bao gồm các món ăn truyền thống của người Việt như bánh chưng, giò, chả, nem rán, món xào, canh, xôi...

Mâm cỗ cúng mặn sẽ gồm các món ăn truyền thống của người Việt (Ảnh: Vũ Thanh Hoan)

Còn nếu bạn làm mâm cỗ chay cũng rất đơn giản, chúng cũng đều là các món quen thuộc, truyền thống, chỉ khác là cần dùng các nguyên liệu thực vật để thay thế như các loại đậu, nấm, khoai... hoặc món chay nào đó mà gia đình thích.

Trong mâm cúng rằm tháng 7, cúng lễ Vu Lan, có thể dâng hoa quả, bánh kẹo, nhang hương. Thông thường vào ngày này, các gia đình thường làm mâm cỗ chay, sau đó hóa vàng và để con cháu thụ lộc.

Mâm cỗ lễ Vu Lan ở Trung Quốc

Theo tín ngưỡng của người Trung Quốc, tháng 7 lịch Mặt Trăng (tháng cô hồn) là thời gian mở cổng địa ngục và các linh hồn quay trở về dương gian. Nhiều người coi đây là tháng đáng sợ nhất trong năm. Họ quan niệm không nên bơi lội hoặc đi một mình vào ban đêm để tránh xui xẻo.

Vào ngày này, người dân Trung Quốc thường sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên tổ tiên, 3 lần mỗi ngày, buổi lễ chính vào lúc hoàng hôn. Họ tới những ngôi chùa lớn và phát gạo cho người nghèo.

Bữa cơm ngày rằm ở miền nam Trung Quốc có thịt gà luộc và lợn quay. Họ luôn để một chiếc ghế trống cạnh bàn ăn và có niềm tin mãnh liệt rằng linh hồn người đã khuất sẽ ngồi đó.

Bên cạnh đó, đến mùa Vu Lan, người ta đi thăm viếng phần mộ của người thân đã quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Họ cúng thực phẩm và giấy tiền, vàng mã cho những người đã khuất. Việc làm này được xuất phát bởi niềm tin, khi đốt những đồ hàng mã ấy thì linh hồn người mất sẽ nhận được, nhờ vậy mà các vong linh ấy đỡ khổ, đỡ vất vả, đồng thời không quấy rầy đến các công việc làm ăn, sinh sống của người còn sống, ngược lại còn phù hộ cho người sống được ăn nên làm ra, gặp nhiều điều may mắn hơn.

Mâm cỗ lễ Vu Lan ở Nhật Bản

Mâm cỗ lễ Vu Lan ở Nhật Bản

Lễ Vu Lan ở Nhật Bản còn được gọi là lễ hội Urabon-e hay lễ hội Obon, hoặc đơn giản là lễ hội Bon, được tổ chức từ 3 đến 7 ngày trong tháng 8 dương lịch hàng năm. Ngày đầu tiên là ngày đón mừng lễ hội, còn ngày cuối cùng được xem là ngày tạm biệt lễ hội. Lễ hội Obon đã được tổ chức ở Nhật Bản hơn 500 năm nay.

Lễ hội Obon có nghĩa “ngày hội của người ch*t”, là phong tục truyền thống của người Nhật theo Phật giáo. Người Nhật tin rằng, trong lễ hội Obon, linh hồn của người thân đã mất được phép trở về dương gian thăm con cháu.

Ban đầu, lễ hội Obon được tổ chức với ý nghĩa dâng phẩm vật lên linh hồn của tổ tiên, ông bà đã quá cố, dần dần lễ hội này trở thành một sự kiện thường niên và là dịp để mọi người đoàn tụ với người thân trong gia đình để cùng bày tỏ lòng thành kính tri ân, lòng hiếu thảo đến tổ tiên, ông bà cũng như tặng quà cho người thân, bạn bè, ân nhân, cấp trên.

Cũng giống các nước châu Á, trong mùa Vu Lan, phật tử Nhật Bản thường dâng cúng phẩm vật lên chư tăng để nhờ họ cầu nguyện và hồi hướng phước đức cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ.

Vu Lan 2020: 5 nguyên tắc cần nhớ khi ăn chay
Những kiến thức cần trang bị khi vào lễ chùa ngày lễ Vu Lan 2020
Những lời chúc dành cho cha mẹ ngày Vu Lan 2020 ý nghĩa và chân thành nhất

Tweet

EmailIn bài viết

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/cac-nuoc-chau-a-bay-mam-co-cung-vu-lan-nhu-the-nao-117133.html)

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY