Dinh dưỡng hôm nay

Cách bảo quản bánh chưng không bị ẩm mốc dù để lâu ngày trong Tết này

Do nhiều gia đình vẫn có thói quen gói bánh chưng với số lượng nhiều, để ăn dài ngày trong dịp Tết rất dễ bị mốc. Tuy nhiên, nếu không được bảo quản đúng cách, bánh rất dễ bị ôi, thiu, lên mốc khiến người ăn có thể bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc.

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong các gia đình Việt Nam trong những ngày Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, nếu không được bảo quản đúng cách, bánh rất dễ bị ôi, thiu, lên mốc khiến người ăn có thể bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc.

Theo nhiều nghiên cứu, bánh chưng mốc sẽ sinh ra độc tố aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người qua một thời gian dài tích tụ.

Chình vì thế, các bà nội trợ nên chú ý các bước sau đây để vừa bảo quản được bánh chưng trong thời gian dài vừa đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Chú ý ngay từ khâu chế biến:

Muốn bánh chưng để được lâu thì cần phải chuẩn bị từ khâu gói đến làm bánh. Khi gói bánh, lá dong phải được rửa sạch, chần qua nước sôi, để ráo nước.

Sau khi bánh chín nên vớt bánh ra rửa sạch trong nước lạnh cho hết nhựa rồi để ráo. Rửa sạch như vậy sẽ bảo quản bánh được lâu ngày lại không bị ẩm mốc.

Sau khi bánh ráo nước, xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước trong vài giờ. Bánh không được ép thường sẽ nhão và dễ thiu.

Treo bánh ở nơi thoáng mát

Sau công đoạn luộc bánh, chúng ta nên treo nơi thoáng mát chờ cho bánh nguội. Tuyệt đối không để trong túi nilong hoặc nơi nhiệt độ cao sẽ làm bánh hầm hơi và nhanh hỏng hơn.

Sau đó, bánh được để ở chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản giúp tránh bị mốc và ôi thiu. Nếu trời lạnh dưới 20 độ C thì bánh có thể để được hơn 1 tuần. Thi thoảng, bạn nên chú ý kiểm tra xem bánh có bị mốc hay có hiện tượng chua hay không để nhanh chóng xử lý chúng.

Bảo quản bánh trong tủ lạnh

Do thời tiết ở nước ta nóng ẩm nên bánh sẽ trở nên nhanh thiu và mốc. Vì vậy, muốn bánh chưng để được lâu, chúng ta phải bảo quản trong tủ lạnh mặc dù bánh nhanh cứng, hạt gạo bị co lại và hơi sượng, bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn mát ở nhiệt độ 5-10 độ C.

Bánh để trong tủ lạnh có thể dùng đến đâu bóc vỏ và cắt bánh đến đó. Phần còn lại chưa dùng đến bọc lại bằng màng bọc thực phẩm, tránh để trần bánh sẽ nhanh cứng và có mùi thức ăn trong tủ ám vào mất ngon. Khi dùng bánh nên chiên rán lại hoặc hấp nóng.

Tuy nhiên, các bà nội trợ cũng nên chú ý hạn chế rán bánh vì như vậy đã làm tăng thêm lượng chất béo (dầu hoặc mỡ) vào khẩu phần ăn trong dịp Tết là không có lợi cho sức khoẻ nhất là đối với người bị bệnh béo phì hoặc bị bệnh tim mạch.

Tuyệt đối không được ăn phần bánh bị mốc vì tiếc rẻ

Do nhiều gia đình vẫn có thói quen gói bánh chưng với số lượng nhiều, để ăn dài ngày trong dịp Tết rất dễ bị mốc. Nhưng vì tiếc của, phát hiện bánh mốc vỏ, nhiều người lại gọt bỏ phần ngoài của bánh rồi rán lên ăn.

Tốt nhất không nên ăn những thực phẩm đã bị mốc như vậy. Ăn bánh như vậy rất dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, tất cả các thực phẩm đã mốc đều sinh ra độc tố Aflatoxin. Loại độc chất này có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho con người qua một thời gian dài tích tụ Aflatoxin từ thực phẩm. Vì thế, người dân không nên tiếc mà cần mạnh dạn vứt bỏ những thực phẩm đã bị nấm mốc, tuyệt đối không ăn.

Quỳnh Hoa

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/dinh-duong/dinh-duong/cach-bao-quan-banh-chung-khong-bi-am-moc-du-de-lau-ngay-trong-tet-nay-26862/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY